Đánh giá kết quả triệt đốt vách liên thất bằng cồn ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn

Các tác giả

  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hữu Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đinh Huỳnh Linh Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm điều trị của bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn điều trị bằng đốt cồn vách liên thất.

Phương pháp và kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 20 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có chỉ định và được tiến hành đốt cồn vách liên thất tại Viện Tim mạch Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 12/2008 đến 06/2014.

Kết quả sớm (ngay sau can thiệp): Các thủ thuật đều được tiến hành thành công (100%). Các thông số về huyết động được cải thiện đáng kể ngay sau can thiệp. Chênh áp chênh áp đỉnh-đỉnh 100,1 ± 23,65 (trước can thiệp)→ 19,3 ± 17,83 (sau can thiệp) (p < 0,0001). Chênh áp trung bình (siêu âm tim) 82,3 ± 17,6 → 23,8 ± 16,8 (p = 0,0001). Tỷ lệ biến chứng xung quanh thủ thuật rất thấp và có thể hồi phục.

Kết quả sớm (6 tháng sau can thiệp): Có 1 bệnh nhân tử vong ngay sau 1 tháng đầu tiên sau can thiệp (5%). Không có bệnh nhân nào phải tiến hành can thiệp lại, phẫu thuật hay cấy MTN/ICD trong thời gian theo dõi. Các thông số lâm sàng so với trước can thiệp: CCS 2.6 → 1.5; NYHA 2.8 → 1.6 (p < 0.05). Các thông số về huyết động trên siêu âm tim vẫn duy trì được mức độ cải thiện đáng kể sau theo dõi 6 tháng.

Kết luận: Triệt đốt vách liên thất bằng cồn có thể thực hiện với tỷ lệ thành công rất cao và là phương pháp có hiệu quả để cải thiện triệu chứng và tiên lượng ngắn hạn của bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh cơ tim phì đại là một bệnh lý tim mạch thường gặp do di truyền. Đây là căn nguyên hàng đầu gây đột tử do tim mạch ở các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi.

Được giới thiệu từ năm 1995 can thiệp đốt vách liên thất bằng chụp động mạch vành qua đường ống thông đã ngày càng phát triển rộng rãi và được coi như một phương pháp thay thế cho phẫu thuật [1][2][3][4]. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả triệt đốt vách liên thất bằng cồn ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn” với 2 mục tiêu chính:

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cía bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn điều trị bằng đốt cồn vách liên thất.

Đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn bằng đốt cồn vách liên thất.

Tài liệu tham khảo

1. American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on, P., et al., 2011 ACCF/AHA guideline for the diagnosis and treatment of hypertrophic cardiomyopathy: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. J Thorac Cardiovasc Surg, 2011. 142(6): p. e153-203.

2. Agarwal, S., et al., Updated meta-analysis of septal alcohol ablation versus myectomy for hypertrophic cardiomyopathy. J Am Coll Cardiol, 2010. 55(8): p. 823-34.

3. Sorajja, P., et al., Survival after alcohol septal ablation for obstructive hypertrophic cardiomyopathy.

Circulation, 2012. 126(20): p. 2374-80.

4. Sorajja, P., et al., Outcome of alcohol septal ablation for obstructive hypertrophic cardiomyopathy. Circulation, 2008. 118(2): p. 131-9.

5. Fiarresga, A., et al., Alcohol septal ablation in obstructive hypertrophic cardiomyopathy: Four years of experience at a reference center. Rev Port Cardiol, 2014. 33(1): p. 1-10.

6. Lee, C.W., Alcohol Septal Ablation Therapy in Hypertrophic Obstructive Cardiomyopathy. Summit TCT Asia pacific 2007.

7. Kwon, D.H., et al., Long-term outcomes in high-risk symptomatic patients with hypertrophic cardiomyopathy undergoing alcohol septal ablation. JACC Cardiovasc Interv, 2008. 1(4): p. 432-8.

8. Brito, D., Alcohol septal ablation for the treatment of obstructive hypertrophic cardiomyopathy: A demanding option. Rev Port Cardiol, 2014. 33(1): p. 11-13.

9. Alam, M., H. Dokainish, and N.M. Lakkis, Hypertrophic obstructive cardiomyopathy-alcohol septal ablation vs. myectomy: a meta-analysis. Eur Heart J, 2009. 30(9): p. 1080-7.

10. Kimmelstiel, C., et al., [Alcohol septal ablation and hypertrophic cardiomyopathy]. Zhonghua Xin Xue Guan Bing Za Zhi, 2009. 37(12): p. 1074-7.

11. Alam, M., H. Dokainish, and N. Lakkis, Alcohol septal ablation for hypertrophic obstructive cardiomyopathy: a systematic review of published studies. J Interv Cardiol, 2006. 19(4): p. 319-27.

12. Van Dockum, W.G., et al., Early onset and progression of left ventricular remodeling after alcohol septal ablation in hypertrophic obstructive cardiomyopathy. Circulation, 2005. 111(19): p. 2503-8.

13. Steendijk, P., et al., Acute effects of alcohol septal ablation on systolic and diastolic left ventricular function in patients with hypertrophic obstructive cardiomyopathy. Heart, 2008. 94(10): p. 1318-22.

14. Nagueh, S.F., et al., Alcohol septal ablation for the treatment of hypertrophic obstructive cardiomyopathy. A multicenter North American registry. J Am Coll Cardiol, 2011. 58(22): p. 2322-8.

15. Veselka, J., et al., Long-term survival after alcohol septal ablation for hypertrophic obstructive cardiomyopathy: a comparison with general population. Eur Heart J, 2014.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Hữu Tuấn, Đinh Huỳnh Linh, & Phạm Nhật Minh. (2016). Đánh giá kết quả triệt đốt vách liên thất bằng cồn ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 94–104. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/501

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>