Tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sốc tim được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu

Các tác giả

  • Trần Việt Dũng Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.161

Tóm tắt

Tổng quan: Biến chứng sốc tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong nhồi máu cơ tim cấp. Việc xác định các yếu tố giúp tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sốc tim là rất quan trọng.

Mục tiêu: (1) Mô tả được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sốc tim được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu, (2) Tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng sớm (30 ngày) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sốc tim được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu.

Phương pháp: 52 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sốc tim điều trị bằng can thiệp động mạch vành qua da thì đầu được đưa vào nghiên cứu, theo dõi, đánh giá trong thời gian nằm viện và sau ra viện 01 tháng.

Kết quả: Có tổng số 52 bệnh nhân (36,5% nữ), tuổi trung bình là 70,5 ± 12,1. Tỷ lệ tử vong sớm (30 ngày đầu) là 50%, tỷ lệ tử vong, tái nhập viện trong tháng đầu của nhóm sống là 12% và 44%. Tỷ suất chênh của các yếu tố: mức lọc cầu thận, PH máu (Mỗi 0,01), lactate máu>4mmol/L, NT- ProBNP (Mỗi 100pmol/l), tiền sử can thiệp mạch vành trong tiên lượng tử vong 30 ngày là 0,97(95% CI; 0,942-0,998), 1,062(95% CI; 1,000-1,128), 4,545(95% CI; 1,37-15,08), 1,062(95% CI;1,01 -1,15), 9,219(95% CI;1,043-81,36).

Kết luận: Tỷ lệ tử vong sớm (30 ngày đầu) trong nhồi máu cơ tim sốc tim vẫn rất cao 50%. Mức lọc cầu thận, PH máu, Lactate máu > 4 mmol/L, NT- ProBNP máu và tiền sử có can thiệp mạch vành là các yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong trong 30 ngày đầu.

Từ khóa: Yếu tố tiên lượng tử vong, nhồi máu cơ tim cấp sốc tim.

Tài liệu tham khảo

1. HunzikerL.,RadovanovicD.,JegerR.vàcộngsự.(2019). Twenty-Year Trends in the Incidence and Outcome of Cardiogenic Shock in AMIS Plus Registry. Circ:CardiovascularInterventions, 12(4).

2. GoldbergR.J.,SamadN.A.,YarzebskiJ.vàcộngsự.(1999). Temporal Trends in Cardiogenic Shock Complicating Acute Myocardial Infarction. N Engl J Med, 340(15), 1162–1168.

3. BabaevA.,FrederickP.D.,Pasta D.J. và cộng sự. Trends in Management and Outcomes of Patients With Acute Myocardial Infarction Complicated by Cardiogenic Shock. 7.

4. Valente S., Lazzeri C., Vecchio S. và cộng sự. (2007). Predictors of in-hospital mortality after percutaneous coronary intervention for cardiogenic shock. International Journal of Cardiology, 114(2), 176–182.

5. Demondion P., Fournel L., Golmard J.-L. và cộng sự. (2014). Predictors of 30-day mortality and outcome in cases of myocardial infarction with cardiogenic shock treated by extracorporeal life support. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 45(1), 47–54.

6. Sutton A.G.C. (2005). Predictors of outcome after percutaneous treatment for cardiogenic shock. Heart, 91(3), 339–344.

7. ZeymerU.(2004). Predictors of in-hospital mortality in 1333 patients with acute myocardial infarction complicated by cardiogenic shock treated with primary percutaneous coronary intervention (PCI) Results of the primary PCI registry of the Arbeitsgemeinschaft Leitende Kardiologische Krankenhausärzte (ALKK). European Heart Journal, 25(4), 322–328.

8. HarjolaV.-P.,LassusJ.,SionisA.vàcộngsự.(2015). Clinical picture and risk prediction of short-term mortality in cardiogenic shock: Clinical picture and outcome of cardiogenic shock. EurJHeartFail, 17(5), 501–509.

9. Hasdai D., Holmes D.R., Califf R.M. và cộng sự. (1999). Cardiogenic shock complicating acute myocardial infarction: Predictors of death. American Heart Journal, 138(1), 21–31.

10. ThieleH.,ZeymerU.,NeumannF.-J.vàcộngsự.(2012). Intraaortic Balloon Support for Myocardial Infarction with Cardiogenic Shock. N Engl J Med, 367(14), 1287–1296.

11. Ueki Y., Mohri M., Matoba T. và cộng sự. (2016). Characteristics and Predictors of Mortality in Patients With Cardiovascular Shock in Japan– Results From the Japanese Circulation Society Cardiovascular Shock Registry –. Circ J, 80(4), 852–859.

12. HelgestadO.K.L.,JosiassenJ.,HassagerC.vàcộngsự.(2019). Temporal trends in incidence and patient characteristics in cardiogenic shock following acute myocardial infarction from 2010 to 2017: a Danish cohort study. Eur J Heart Fail, 21(11), 1370–1378.

13. WhiteH.D.,PalmeriS.T.,SleeperL.A.vàcộngsự.(2004). Electrocardiographic findings in cardiogenic shock, risk prediction, and the effects of emergency revascularization: Results from the SHOCK trial. American Heart Journal, 148(5), 810–817.

14. Lesage A., Ramakers M., Daubin C. và cộng sự. (2004). Complicated acute myocardial infarction requiring mechanical ventilation in the intensive care unit: Prognostic factors of clinical outcome in a series of 157 patients*: Critical Care Medicine, 32(1), 100–105.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Việt Dũng, Phạm Nhật Minh, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sốc tim được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 98–105. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.161

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>