Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai, 2012 - 2017

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Minh Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Bá Hiếu Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Việt Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Dương Đức Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Doãn Lợi Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, các vi khuẩn gây bệnh ở các bệnh nhân (BN) viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2012 đến năm 2017.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên toàn bộ hồ sơ BN được chẩn đoán VNTMNK nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch
Mai trong thời gian từ tháng 01/01/2012 đến 30/9/2017. Mã bệnh được quy định theo bảng phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 (International Classification of Disease).

Kết quả: 292 BN được chẩn đoán VNTMNK được nhập viện hoặc chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị, chẩn đoán theo tiêu chuẩn Duke sửa đổi, trong đó có 194 nam (66,4%) và 98 nữ (33,6%), tuổi trung bình 46,6 ± 16.4 (từ 16 đến 83 tuổi). Sốt kéo dài trên 2 tuần (125 BN, 42,81%), suy tim NYHA ≥2 chiếm 55.5%. Tiền sử bệnh van tim 57 BN (19,52%), bệnh tim bẩm sinh (6,85%), van nhân tạo chiếm 8,22%. Nhiễm trùng răng miệng trước đó là 5 BN (1.74%), 1 BN nhiễm trùng da (0,34%), có 17 BN (5,82%) nghiện ma tuý trong đó có 15 BN tiêm chích ma tuý (5,14%), 2 BN hít ma tuý, 26 BN có tiền sử phẫu thuật (8,9%). 133 BN (45,5%) được chuyển đến từ các bệnh viện địa phương lân cận. Có 26,03% BN được sử dụng kháng sinh trước đó. Cấy máu được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân vào viện, kết quả cấy máu 70,55% âm tính, dương tính là 29,45%. Có 268 trường hợp (91,78%) BN viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van tim tự nhiên, có 24 BN (8,22%) có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên nền có van tim nhân tạo từ trước, van cơ học 15 (5,14%), van sinh học 9 (3,08%). 135 (46,2%) có sùi các van tự nhiên. Các tổn thương hở van các mức độ từ vừa đến nặng ở van động mạch chủ (10,9%), van hai lá (25,1%), van ba lá (6,74%), van động mạch phổi (1,9%) và 3% ổn thương phối hợp nhiều van. Biến chứng nặng trong các tổn thương van là đứt dây chằng cột cơ là 11 BN (4,12%), và áp-xe vòng van hai lá là 2 BN (0.68%), áp-xe gốc động mạch chủ 1 BN (0,34%). Kết quả phân lập vi khuẩn trong máu bệnh nhân cho thấy tụ cầu vàng Staphylococcus aureus đứng hàng đầu (15 BN 17.4%), kế tiếp là liên cầu với 2 chủng hay gặp nhất là Streptococcus sanguinis 10 BN (11.6%) và S. viridian 9 BN (10.5%), ngoài ra là các chủng liên cầu và tụ cầu khác và 6 ca nhiễm nấm chủng Candida. Thời gian điều trị trung bình là 22 ± 18 ngày. 14 BN (4.79%) bị biến chứng đột quỵ, bao gồm: nhồi máu não 7 bệnh nhân (2.40%), xuất huyết não 3 bệnh nhân (1.03%), xuất huyết dưới nhện 4 bệnh nhân(1.37%). 2 BN (0.68%) tử vong trong viện. 19 BN (6.51%) được phẫu thuật tim mở. 100% được làm siêu âm tim qua thực quản. Chỉ có 14 BN (4,79%) được làm siêu âm tim qua thành ngực.

Kết luận: 292 bệnh nhân VNTMNK được điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2012 đến 30/9/2017: Đa số BN là nam giới. Các bệnh lý tim mạch đã mắc trước đó thường là các bệnh van tim. Triệu chứng sốt kéo dài là triệu chứng hay gặp nhất. Suy tim chiếm tỷ lệ khá cao. Chủng vi khuẩn hay gặp nhất trong nhóm bệnh nhân này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococci). Tỷ lệ cấy máu âm tính cao. Tỷ lệ được dùng siêu âm tim qua thực quản để đánh giá các tổn thương cấu trúc tim còn thấp.

Từ khoá:Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Nga. Đánh giá điều trị kháng sinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấy máu âm tính tại Viện Tim mạch Việt Nam 2002-2007. Luận văn Thạc sĩ Dược học, người hướng dẫn Tạ Mạnh Cường, Vũ Đình Hoà, Hà Nội - 2009.

2. Trương Thanh Hương. Bài giảng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (2014).

3. Hồ Huỳnh Quang Trí. Một số cập nhật trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chuyên đề Tim Mạch Học 2016.

4. Elaine Yang, MD, Bradley W. Frazee. Infective Endocarditis. Emerg Med Clin N Am 36 (2018) 645–663.

5. Baddour LM, Wilson WR, Bayer AS, et al.; on behalf of the American Heart Association Committee on Rheumatic Fever, Endocardits, and Kawasaki Disease of the Council on Cardiovascular Disease in the Young, Council of Clinical Cardiology, Council on Cardiovascular Surgery and Anesthesia, and Stroke Council. Infective Endocarditis in Adults: Diagnosis, Antimicrobial Therapy, and Management of Complications. Scientific Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association. Circulation. 2015;132:1435-1486.

6. George Watt, Orathai Pachirat, Henry C. Baggett, Pierre-Edouard Fournier et al. Infective Endocarditis in Northeastern Thailand. Emerging Infectious Disease. Vol 20(3) March 2014: 473-475.

7. Andrew Wang; Jeffrey G. Gaca, MD; Vivian H. Chu, MD. Management Considerations in Infective Endocarditis - A Review. JAMA. 2018; 320(1):72-838. Logan L. Vincent & Catherine M. Otto. Infective Endocarditis: Update on Epidemiology, Outcomes, and Management. Current Cardiology Reports (2018) 20:86.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-04-2019

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Minh Tuấn, Trần Bá Hiếu, Đặng Việt Phong, Phạm Mạnh Hùng, Dương Đức Hùng, Phạm Nguyên Sơn, & Đỗ Doãn Lợi. (2019). Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai, 2012 - 2017. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (87), 48–54. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/377

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>