Hội chứng tim - thận cấp (type 1) và mối liên quan với các biến cố tim mạch chính ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

Các tác giả

  • Lê Văn Đạt Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Kim Bảng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng

Tóm tắt

Tổng quan: Tổn thương thận cấp (AKI) là một trong những biến chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân (BN) điều trị nội trú, những bằng chứng gần đây đưa ra mối liên quan mật thiết giữa rối loạn chức năng tim và thận và được đề cập bằng hội chứng tim – thận ở bệnh nhân suy tim và nhồi máu cơ tim cấp (NMCT). Tổn thương thận cấp có ý nghĩa tiên lượng cả ngắn hạn và dài hạn đối với kết quả điều trị và các biến cố tim mạch sau khi ra viện.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của hội chứng tim – thận cấp (HCTT) ở nhóm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên và mối liên quan giữa HCTT với các biến cố tim mạch chính tính đến thời điểm 90 ngày sau khi ra viện.

Phương pháp: Từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019, tại Viện Tim mạch Việt Nam 247 bệnh nhân bị NMCT cấp có ST chênh lên được chia thành 2 nhóm có và không có HCTT cấp. Thu thập thông tin lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá mối liên quan với các biến cố tim mạch chính đến thời điểm 90 ngày sau ra viện.

Kết quả: Trong số 247 bệnh nhân vào viện có 74 (29.9%) bệnh nhân xuất hiện HCTT và 66,7% HCTT xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu. Độ tuổi trung bình 72.3 ±10.7 tuổi, tỉ lệ nam/nữ 2.2/1, và bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hơn (THA, ĐTĐ, RL Lipid máu, Hút thuốc lá...) và có hiểu hiện suy tim cấp lúc vào viện nặng hơn (sốc tim, HA, nhịp tim, điểm NYHA, Killip, TIMI...) so với nhóm không có HCTT. Nhóm HCTT có thời gian nằm viện dài hơn và tỉ lệ tử vong/xin về nhiều hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê. HCTT cấp xuất hiện trong thời gian nằm viện có liên quan với các biến cố tim mạch chính tính đến thời điểm 90 ngày sau khi ra viện. Hội chứng tim thận làm tăng 2.7 lần nguy cơ tái nhập viện vì nguyên nhân tim mạch (HR = 2.7, 95% CI 1.5 – 5.0, p = 0.001); tăng 4.2 lần nguy cơ tử vong do tất cả nguyên nhân (HR = 4.2, 95% CI 1.1 – 15.9, p = 0.035); tăng 4.8 lần nguy cơ tái nhồi máu cơ tim (HR = 4.8, 95% CI 1.7 – 13.4, p = 0.03). Tuy nhiên không có sự khác nhau về tỉ lệ tai biến mạch não giữa 2 nhóm bệnh nhân này

Kết luận: Hội chứng tim - thận cấp có tác động xấu đến kết quả điều trị trong thời gian nằm viện và có ý nghĩa tiên lượng đối với sự xuất hiện các biến cố tim mạch chính sau khi ra viện

Từ khóa: Hội chứng tim – thận cấp, Hội chứng tim thận type 1, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương thận cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Thach N. Nguyen (2008). ST elevation acute myocardial infraction, Management of complex cardiovascular problems. 19–50.

2. Task Force on the management of ST-segment elevation acute myocardial infarction of the European Society of Cardiology (ESC), Steg P.G., James S.K. và cộng sự. (2012). ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation. Eur Heart J, 33(20), 2569–2619.

3. KaltsasE.,ChalikiasG.,vàTziakasD.(2018). The Incidence and the Prognostic Impact of Acute Kidney Injury in Acute Myocardial Infarction Patients: Current Preventive Strategies. Cardiovasc Drugs Ther, 32(1), 81–98.

4. Cardiovascular disease in Europe: epidemiological update 2016. - PubMed - NCBI. <https://www.ncbi. nlm.nih.gov/pubme/?term=Townsend+N%2C+Wilson+L%2C+Bhatnagar+P%2C+Wickramasinghe+ K%2C+Rayner+M%2C+Nichols+M>, accessed: 27/04/2019. https://www.ncbi. nlm.nih.gov/pubme/?term=Townsend+N%2C+Wilson+L%2C+Bhatnagar+P%2C+Wickramasinghe+ K%2C+Rayner+M%2C+Nichols+M>, accessed: 27/04/2019.">

5. McManusD.D.,GoreJ.,YarzebskiJ.vàcộngsự.(2011). Recent trends in the incidence, treatment, and outcomes of patients with STEMI and NSTEMI. AmJMed, 124(1), 40–47.

6. LegrandM.,MebazaaA.,RoncoC.vàcộngsự.(2014). When cardiac failure, kidney dysfunction, and kidney injury intersect in acute conditions: the case of cardiorenal syndrome. CritCareMed, 42(9), 2109–2117.

7. Rodrigues F.B., Bruetto R.G., Torres U.S. và cộng sự. (2013). Incidence and mortality of acute kidney injury after myocardial infarction: a comparison between KDIGO and RIFLE criteria. PloS One, 8(7), e69998.

8. MarenziG.,AssanelliE.,CampodonicoJ.vàcộngsự.(2010). Acute kidney injury in ST-segment elevation acute myocardial infarction complicated by cardiogenic shock at admission. Crit Care Med, 38(2), 438–444.

9. Marenzi G., Assanelli E., Campodonico J. và cộng sự. (2009). Contrast volume during primary percutaneous coronary intervention and subsequent contrast-induced nephropathy and mortality. Ann Intern Med, 150(3), 170–177.

10. A simple risk score for prediction of contrast-induced nephropathy after percutaneous coronary intervention: development and initial validation. - PubMed - NCBI. <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pubmed/?term=Mehran+R%2C+Aymong+ED%2C+Nikolsky+E%2C+Lasic+Z%2C+Iakovou+I %2C+Fahy+M%2C+et+a>, accessed: 12/08/2019. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pubmed/?term=Mehran+R%2C+Aymong+ED%2C+Nikolsky+E%2C+Lasic+Z%2C+Iakovou+I %2C+Fahy+M%2C+et+a>, accessed: 12/08/2019.">

11. The reno-protective effect of hydration with sodium bicarbonate plus N-acetylcysteine in patients undergoing emergency percutaneous coronary interv... - PubMed - NCBI. <https://www.ncbi.nlm. nih.gov/pubmed/?term=Recio-Mayoral+A%2C+Chaparro+M%2C+Prado+B%2C+Co%C2% B4zar+R%2C+Me%C2%B4ndez+I%2C+Banerjee+D>, accessed: 12/08/2019. https://www.ncbi.nlm. nih.gov/pubmed/?term=Recio-Mayoral+A%2C+Chaparro+M%2C+Prado+B%2C+Co%C2% B4zar+R%2C+Me%C2%B4ndez+I%2C+Banerjee+D>, accessed: 12/08/2019.">

12. MagerA.,VakninAssaH.,LevE.I.vàcộngsự.(2011). The ratio of contrast volume to glomerular filtration rate predicts outcomes after percutaneous coronary intervention for ST-segment elevation acute myocardial infarction. CatheterCardiovascIntervOffJSocCardAngiogrInterv, 78(2), 198–201.

13. Fox C.S., Muntner P., Chen A.Y. và cộng sự. (2012). Short-term outcomes of acute myocardial infarction in patients with acute kidney injury: a report from the national cardiovascular data registry. Circulation, 125(3), 497–504.

14. Brown J.R., Conley S.M., và Niles N.W. (2013). Predicting Readmission or Death after Acute ST-Elevation Myocardial Infarction. Clin Cardiol, 36(10), 570–575.

15. NguyenO.K.,MakamA.N.,ClarkC.vàcộngsự.(2018). Predicting 30‐Day Hospital Readmissions in Acute Myocardial Infarction: The AMI “READMITS” (Renal Function, Elevated Brain Natriuretic Peptide, Age, Diabetes Mellitus, Nonmale Sex, Intervention with Timely Percutaneous Coronary Intervention, and Low Systolic Blood Pressure) Score. JAmHeartAssocCardiovascCerebrovascDis, 7(8).

16. PickeringJ.W.,BluntI.R.H.,vàThanM.P.(2018). Acute Kidney Injury and mortality prognosis in Acute Coronary Syndrome patients: A meta-analysis. NephrolCarltonVic, 23(3), 237–246.

17. HendersonG.,AbdallahM.,JohnsonM.vàcộngsự.(2019). Recurrent Acute Myocardial Infarction After an Acute Myocardial Infarction. JAmCollCardiol, 73(9Supplement 1), 275.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lê Văn Đạt, Phạm Nhật Minh, Đỗ Kim Bảng, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Hội chứng tim - thận cấp (type 1) và mối liên quan với các biến cố tim mạch chính ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 103–110. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/246

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 > >>