Điều trị rối loạn lipid máu và tỉ lệ đạt cholesterol mục tiêu trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp hoặc bệnh mạch vành ổn định tại Việt Nam - Kết quả từ Nghiên cứu DYSIS II (Dyslipidemia International Study II)

Các tác giả

  • Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức
  • Võ Thành Nhân Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Đỗ Quang Huân Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Mai Trâm Văn phòng Đại diện MSD tại TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam
  • Baishali Ambegaonka Merck & Co., Inc., Kenilworth, New Jersey, Hoa Kỳ
  • Carl A Baxte Merck & Co., Inc., Kenilworth, New Jersey, Hoa Kỳ
  • Philippe Brudi
  • Martin Horack
  • Dominik Lautsch Merck & Co., Inc., Kenilworth, New Jersey, Hoa Kỳ
  • Anselm Gitt Merck & Co., Inc., Kenilworth, New Jersey, Hoa Kỳ

Tóm tắt

Tổng quan: Bệnh nhân có bệnh mạch vành (BMVÔĐ) đã được chẩn đoán và những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) luôn có nguy cơ tái phát các biến cố tim mạch cao. Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ (YTNC) chính của bệnh tim mạch; tuy nhiên, hiện chưa có đầy đủ thông tin về mức độ rối loạn lipid máu và phương pháp điều trị ở từng quốc gia.

Phương pháp: Nghiên cứu DYSIS II (Dyslipidemia International Study) là một nghiên cứu quan sát đa quốc gia thu nhận các đối tượng có BMVÔĐ và những đối tượng đang nhập viện với HCMVC. Bài viết này liên quan đến các đối tượng được thu nhận ở Việt Nam. Toàn bộ xét nghiệm về lipid máu Nvà việc sử dụng liệu pháp điều trị rối loạn lipid máu (LLT) đã được ghi nhận vào thời điểm ban đầu, và riêng đối với nhóm HCMVC, ở thời điểm 4 tháng sau khi xuất viện.

Kết quả: Tổng cộng 407 bệnh nhân với BMVÔĐ và 205 bệnh nhân HCMVC được tuyển chọn ở Việt Nam. Vào thời điểm ban đầu, 95,8% đối tượng trong đoàn hệ (cohort) BMVÔĐ và 73,7% trong đoàn hệ HCMVC đang được điều trị với LLT. Những bệnh nhân được điều trị có nồng độ cholesterol -lipoprotein có tỉ trọng thấp (LDL-C) thấp hơn những bệnh nhân không được điều trị; dẫn đến tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C cao hơn (BMVÔĐ: 29,6% so với 11,8%, p = 0,11, HCMVC: 33,8% so với 14,8%,p <0,01). Sau theo dõi 4 tháng, tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C đã gia tăng đáng kể trong nhóm HCMVC (từ 0,0% vào thời điểm ban đầu đến 33,3% vào thời điểm 4 tháng), nhóm này lúc đầu chưa được điều trị hạ lipid máu và đây là kết quả đáp ứng với điều trị khởi đầu sau khi nhập viện. Tuy nhiên, các bệnh nhân đã được điều trị hạ LDL-C trước khi bị HCMVC thì chỉ được cải thiện một phần nhỏ. Trong vòng 4 tháng sau khi xuất viện, chỉ 12,7% bệnh nhân được kiểm tra lại nồng độ lipid máu.

Kết luận: Mức độ rối loạn lipid máu là vấn đề đáng quan tâm ở nhóm bệnh nhân có bệnh mạch vành ở Việt Nam, khi chỉ có một số ít bệnh nhân đạt được mức LDL-C như khuyến cáo. LLT đã được sử dụng rộng rãi nhưng hiếm khi được điều chỉnh liều để đạt mục tiêu điều trị, cho thấy cần phải cải thiện việc theo dõi và điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ rất cao này.

Các từ khóa: cholesterol, rối loạn lipid máu, statin, ezetimibe, bệnh mạch vành ổn định, hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, cholesterol-lipoprotein có tỉ trọng thấp.

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Disease and injury country estimates 2008 [Accessed July 2017]. Available from: http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates_country/en/. http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates_country/en/.">

2. Nguyen HN, Fujiyoshi A, Abbott RD, Miura K. Epidemiology of cardiovascular risk factors in Asian countries. Circ J 2013;77:2851-9.

3. Nguyen HL, Ha DA, Phan DT, et al. Sex differences in clinical characteristics, hospital management practices, and in-hospital outcomes in patients hospitalized in a Vietnamese hospital with a first acute myocardial infarction. PLoS One 2014;9:e95631.

4. Zhang X, Patel A, Horibe H, et al. Cholesterol, coronary heart disease, and stroke in the Asia Pacific region. Int J Epidemiol 2003;32:563-72.

5. Baigent C, Keech A, Kearney PM, et al. Efficacy and safety of cholesterol-lowering treatment: prospective meta-analysis of data from 90,056 participants in 14 randomised trials of statins. Lancet 2005;366:1267-78.

6. Catapano AL, Graham I, De Backer G, et al. 2016 ESC/EAS Guidelines for the Management of Dyslipidaemias: The Task Force for the Management of Dyslipidaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS) Developed with the special contribution of the European Assocciation for Cardiovascular Prevention & Rehabilitation (EACPR). Eur Heart J 2016.

7. Gitt AK, Lautsch D, Ferrieres J, et al. Low-density lipoprotein cholesterol in a global cohort of 57,885 statin-treated patients. Atherosclerosis 2016;255:200-9.

8. Chiang CE, Ferrieres J, Gotcheva NN, et al. Suboptimal control of lipid levels: results from 29 countries participating in the Centralized Pan-Regional Surveys on the Undertreatment of Hypercholesterolaemia (CEPHEUS). J Atheroscler Thromb 2015.

9. Park JE, Chiang CE, Munawar M, et al. Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey. Eur J Prev Cardiol 2012;19:781-94.

10. European Association for Cardiovascular Prevention & Rehabilitation, Reiner Z, Catapano AL, et al. ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: the Task Force for the management of dyslipidaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Atherosclerosis Society (EAS). Eur Heart J 2011;32:1769-818.

11. Weng TC, Yang YH, Lin SJ, Tai SH. A systematic review and meta-analysis on the therapeutic equivalence of statins. J Clin Pharm Ther 2010;35:139-51.

12. Nguyen HL, Nguyen QN, Ha DA, Phan DT, Nguyen NH, Goldberg RJ. Prevalence of comorbidities and their impact on hospital management and short-term outcomes in Vietnamese patients hospitalized with a first acute myocardial infarction. PLoS One 2014;9:e108998.

13. Kotseva K, Wood D, De Bacquer D, et al. EUROASPIRE IV: A European Society of Cardiology survey on the lifestyle, risk factor and therapeutic management of coronary patients from 24 European countries. Eur J Prev Cardiol 2016;23:636-48.

14. Chan RH, Chan PH, Chan KK, et al. The CEPHEUS Pan-Asian survey: high low-density lipoprotein cholesterol goal attainment rate among hypercholesterolaemic patients undergoing lipid-lowering treatment in a Hong Kong regional centre. Hong Kong Med J 2012;18:395-406.

15. Wang KF, Chang CC, Wang KL, et al. Determinants of low-density lipoprotein cholesterol goal attainment: Insights from the CEPHEUS Pan-Asian Survey. J Chin Med Assoc 2014;77:61-7.

16. Sung J, Kim SH, Song HR, Chi MH, Park JE. Lipid-lowering treatment practice patterns in korea: comparison with the data obtained from the CEPHEUS Pan-Asian study. J Atheroscler Thromb 2014;21:1219-27.

17. Munawar M, Hartono B, Rifqi S. LDL Cholesterol Goal Attainment in Hypercholesterolemia: CEPHEUS Indonesian Survey. Acta Cardiol Sin 2013;29:71-81.

18. Nguyen T, Nguyen TH, Pham HT, et al. Physicians’ adherence to acute coronary syndrome prescribing guidelines in Vietnamese hospital practice: a cross-sectional study. Trop Med Int Health 2015;20:627-37.

19. Cannon CP, Steinberg BA, Murphy SA, Mega JL, Braunwald E. Meta-analysis of cardiovascular outcomes trials comparing intensive versus moderate statin therapy. J Am Coll Cardiol 2006;48:438-45.

20. Josan K, Majumdar SR, McAlister FA. The efficacy and safety of intensive statin therapy: a meta-analysis of randomized trials. CMAJ 2008;178:576-84.

21. Cannon CP, Blazing MA, Giugliano RP, et al. Ezetimibe added to statin therapy after acute coronary syndromes. N Engl J Med 2015;372:2387-97.

22. Yu CC, Lai WT, Shih KC, et al. Efficacy, safety and tolerability of ongoing statin plus ezetimibe versus doubling the ongoing statin dose in hypercholesterolemic Taiwanese patients: an open-label, randomized clinical trial. BMC Res Notes 2012;5:251.

23. Setia S, Fung SS, Waters DD. Doctors’ knowledge, attitudes, and compliance with 2013 ACC/AHA guidelines for prevention of atherosclerotic cardiovascular disease in Singapore. Vasc Health Risk Manag 2015;11:303-10.

24. Hirsh BJ, Smilowitz NR, Rosenson RS, Fuster V, Sperling LS. Utilization of and adherence to guideline - recommended lipid-lowering therapy after acute coronary syndrome: opportunities for improvement. J Am Coll Cardiol 2015;66:184-92.

Chan JC, Kong AP, Bao W, Fayyad R, Laskey R. Safety of atorvastatin in Asian patients within clinical trials. Cardiovasc Ther 2016;34:431-40.

26. Birmingham BK, Bujac SR, Elsby R, et al. Rosuvastatin pharmacokinetics and pharmacogenetics in Caucasian and Asian subjects residing in the United States. Eur J Clin Pharmacol 2015;71:329-40.

27. Li YF, Feng QZ, Gao WQ, Zhang XJ, Huang Y, Chen YD. The difference between Asian and Western in the effect of LDL-C lowering therapy on coronary atherosclerotic plaque: a meta-analysis report. BMC Cardiovasc Disord 2015;15:6.

28. Truong QB et al. The 2015 National Heart Association guideline on Dyslipidemia Diagnosis and Management. The Journal of Vietnamese Cardiology online: http://vnha.org.vn/cate.asp?cate_ id=167, accessed on September 9, 2017 http://vnha.org.vn/cate.asp?cate_ id=167, accessed on September 9, 2017">

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Lân Việt, Phạm Nguyễn Vinh, Võ Thành Nhân, Đỗ Quang Huân, Phạm Mạnh Hùng, Phan Đình Phong, Đặng Mai Trâm, Baishali Ambegaonka, Carl A Baxte, Philippe Brudi, Martin Horack, Dominik Lautsch, & Anselm Gitt. (2018). Điều trị rối loạn lipid máu và tỉ lệ đạt cholesterol mục tiêu trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp hoặc bệnh mạch vành ổn định tại Việt Nam - Kết quả từ Nghiên cứu DYSIS II (Dyslipidemia International Study II). Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 125–137. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/424

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>