Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ

Các tác giả

  • Trịnh Thị Huyền Trang Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Văn Đức Hạnh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp suy tim mạn do bệnh tim thiếu máu cục bộ. (2) Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và mối liên quan với biến cố ngắn hạn (tái nhập viện trong vòng 30 ngày, cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30 ngày sau xuất viện).

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang tiến hành trên 102 bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ nhập viện vì đợt cấp suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam từ 8/2017 – 8/2018.

Kết quả: (1) Đặc điểm cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu: tuổi trung bình là 73,9 ± 10,8; 61,8% là nam giới; 49% bệnh nhân > 75 tuổi; 72,5% bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim ; phân suất tống máu trung bình là 35 ± 10,3%. (2) 87,3% bệnh nhân được tìm thấy có một trong các yếu tố thúc đẩy đợt cấp (gồm nhiễm trùng 31,37%; hội chứng động mạch vành cấp 23,53%; rung nhĩ nhanh 9,80%; tăng huyết áp quá mức 9,80%, đợt cấp suy thận 8,82%, không tuân thủ điều trị 3,92%). Tỷ lệ tử vong ngắn hạn của các bệnh nhân trong nghiên cứu là là 19,6%, tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày là 30,4%. Nhiễm trùng làm tăng tỷ lệ tử vong tại viện và 30 ngày sau xuất viện. Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ thúc đẩy với tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày.

Kết luận: (1) Những bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp của suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ có tuổi cao, hay gặp ở nam giới, hầu hết có tiền sử nhồi máu cơ tim, phân số tống máu thấp. (2) Nhiễm trùng là yếu tố thúc đẩy hay gặp nhất và làm tăng nguy cơ tử vong tại viện và trong vòng 30 ngày.

Từ khoá: yếu tố thúc đẩy suy tim, suy tim đợt cấp mất bù, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tài liệu tham khảo

1. Rosamond W, F.K.K., et al,, Disease and Stroke Statistics-2008 Update A Report From the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Circulation, 2008: p. 117: e25–e146.

2. Cowie, M.R., et al,, The epidemiology of heart failure. Eur Heart J, 1997: p. 18: p. 208- 25.

3. Khatibzadeh S, F.F., Oliver J, et al, Worldwide risk factors for heart failure: a systematic review and pooled analysis. Int J Cardiol, 2012;168: 1186–94.

4. McMurray, J.J., et al., ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012: The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Acute and Chronic Heart Failure 2012 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J, 2012. 33(14): p. 1787-847.

5. Felker GM1, S.L., O’Connor CM., A Standardized Definition of Ischemic Cardiomyopathy for Use in Clinical Research. J Am Coll Cardiol., 2002 Jan 16;39(2):210-8.

6. Arrigo, M., et al., Precipitating factors and 90-day outcome of acute heart failure: a report from the intercontinental GREAT registry. Eur J Heart Fail, 2017. 19(2): p. 201-208.

7. Miró, Ò., et al., PAPRICA-2 study: Role of precipitating factor of an acute heart failure episode on intermediate term prognosis. Medicina Clínica (English Edition), 2015. 145(9): p. 385-389.

8. Purek, L., et al., Coronary artery disease and outcome in acute congestive heart failure. Heart, 2006. 92(5): p. 598-602.

9. Gregg C. Fonarow, M.W.T.A., MD; Nancy M. Albert, RN, PhD; Wendy Gattis Stough, PharmD; Mihai Gheorghiade, MD; Barry H. Greenberg, MD; Christopher M. O’Connor, MD; Karen Pieper, MS; Jie Lena Sun, MS; Clyde W. Yancy, MD; James B. Young, MD; for the OPTIMIZE-HF Investigators and Hospitals, Factors identified as precipitating hospital admissions for heart failure and clinical outcomes: findings from OPTIMIZE-HF. Send to Arch Intern Med., 2008 Apr 28;168(8):847-54.

10. ALFONS AGUIRRE TEJEDO1, Ò.M., 3, JAVIER JACOB RODRÍGUEZ4, PABLO HERRERO PUENTE5, FRANCISCO JAVIER MARTÍN SÁNCHEZ6, XAVIER ALEMANY2, PERE LLORENS SORIANO, The influence of precipitating factors on short-term prognosis in acute heart failure: the PAPRICA study. Emergencias, 2012; 24: 438-446.

11. Formiga F, C.D., Manito N, Casas S, Llopis F, Pujol R., Hospitalization due to acute heart failure. Role of the precipitating factors. Int. J Cardiol. . 2007;120:237-41.

12. Arrigo, M., et al., Effect of precipitating factors of acute heart failure on readmission and long-term mortality.

ESC Heart Fail, 2016. 3(2): p. 115-121.

13. Rosman, Y., et al., The association between admission systolic blood pressure of heart failure patients with preserved systolic function and mortality outcomes. Eur J Intern Med, 2015. 26(10): p. 807-12.

14. Khafaji, H.A., et al., Clinical characteristics, precipitating factors, management and outcome of patients with prior stroke hospitalised with heart failure: an observational report from the Middle East. BMJ Open, 2015. 5(4): p. e007148.

15. Berkovitch, A., et al., Precipitating Factors for Acute Heart Failure Hospitalization and Long-Term Survival.

Medicine (Baltimore), 2015. 94(52): p. e2330.

16. Verdiani, V., V. Lastrucci, and C. Nozzoli, Worsening renal function in patients hospitalized with acute heart failure: risk factors and prognostic significances. Int J Nephrol, 2010. 2011: p. 785974.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Trịnh Thị Huyền Trang, Phan Đình Phong, & Văn Đức Hạnh. (2018). Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 138–144. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/425

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>