Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Các tác giả

  • Văn Đức Hạnh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lưu Thanh Hùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Lương Minh Tuấn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Đức Huỳnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Vũ Kiều Trang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt

Suy tim cấp là một hội chứng lâm sàng nặng ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Nhận biết các yếu tố nguy cơ tử vong ngắn hạn giúp tiên lượng tốt hơn từ đó cải thiện điều trị cho các bệnh nhân.

Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. (2) Xác định một số yếu tố tiên lượng tử vong ngắn hạn ở các bệnh nhân suy tim cấp này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt bệnh được tiến hành trên 135 bệnh nhân suy tim cấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ 01/6/2018 đến 31/5/2019.

Kết quả: Các bệnh nhân suy tim cấp có tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn: 72,9 ± 10,9 (tuổi), nữ giới chiếm 49,6% tổng số bệnh nhân. Tiền sử bệnh lý gồm: suy thận: 23,9%; đái tháo đường típ 2: 12,7%; nhập viện trên 2 lần vì suy tim trong một năm trước đó: 72,6%; tăng huyết áp: 57,8%. Các thông số lâm sàng, cận lâm sàng: nhịp tim trung bình tại thời điểm nhập viện: 90,0 ± 21,6 (chu kì/ phút); huyết áp tâm thu trung bình: 134 ± 26,4 (mmHg), nồng độ creatinin máu trung bình: 106,7 ± 50,0 (μmol/L); phân số tống máu tâm thu thất trái trung bình: 44,7 ± 14,5%. Có lần lượt 28,9% và 3,7% bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp tim và rối loạn nhịp thất trong thời gian nằm viện. Tỷ lệ sử dụng một số thuốc chính trong thời gian điều trị gồm thuốc lợi tiểu furosemid 89,6%; vận mạch 6,7%; digoxin 33,8%. Thời gian nằm viện trung bình: 5,3 ± 2,8 (ngày); có 6,8% và 10,4% bệnh nhân tử vong tại viện và trong vòng 30 ngày sau khi ra viện. Các yếu tố tiên lượng tử vong tại viện: tiền sử suy thận (OR 4,9; 95% CI 1,2 – 20,1); tiền sử đái tháo đường típ 2 (OR 2,2; 95% CI 0,4 – 11,8); tiền sử tăng huyết áp (OR 1,5; 95% CI 0,3 – 6,2); sử dụng vận mạch trong thời gian nằm viện (OR 9,7; 95% CI 1,8 – 52,2), tuổi ≥ 70 (OR 2,0; 95% CI 0,4 – 9,9), phân số tống máu thất trái (OR 1,6; 95% CI 0,2 – 8,2). Các yếu tố tiên lượng tử vong trong vòng 30 ngày: tiền sử suy thận (OR 1,9 ; 95% CI 0,6 –6,3), tiền sử đái tháo đường típ 2 (OR 1,2; 95% CI 0,2 – 5,8), sử dụng vận mạch tại viện (OR 5,2; 95% CI 1,1 – 24,5).

Kết luận: Các bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương có độ tuổi cao, tiền sử mắc nhiều bệnh phối hợp. Tiền sử suy thận và sử dụng thuốc vận mạch trong thời gian nằm viện là yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong tại viện, trong khi sử dụng thuốc vận mạch trong thời gian nằm viện là yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong trong vòng 30 ngày sau khi ra viện ở các bệnh nhân suy tim cấp này.

Từ khoá: Tử vong ngắn hạn, suy tim cấp.

Tài liệu tham khảo

1. 2016 ESC guidelines for the diagnosis and treatment acute and chronic heart failure. European Heart Journal (2016) 37, 2129–2200.

2. ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012. European Heart Journal (2012) 33, 1787–1847.

3. ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008. European Heart Journal (2008) 29, 2388–2442.

4. 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure. Journal of the American College of Cardiology Journal of the American College of Cardiology (2013). 62:e147–239.

5. American Heart Association. 2003 Heart and stroke statistical update. Dallas, Texas: American Heart Association, 2002.

6. Gregg C. Fonarow. The Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERETM): Opportunities to Improve Care of Patients Hospitalized With Acute Decompensated Heart Failure. Rev Cardiovasc Med. 2003;4(suppl 7):S21-S30.

7. Tạ Mạnh Cường, Văn Đức Hạnh, Khổng Nam Hương và CS. Nghiên cứu tình hình bệnh nhân tại Đơn

vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim Mạch – Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 86, trang 91.

8. Tạ Mạnh Cường, Văn Đức Hạnh, Khổng Nam Hương và CS. Nghiên cứu thời gian điều trị nội trú trung bình của Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim Mạch – Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 87, trang 74.

9. Julio Nu´n˜ez et al. Cardiorenal Syndrome in Acute Heart Failure: Revisiting Paradigms. Rev Esp Cardiol (2015); http: //dx.doi.org/10.1016/j.recesp.2014.10.016.

10. Susana Garcia-Gutierrez et al. Creation and validation of the acute heart failure risk score: AHFRS. Intern Emerg Med (2016). Doi: 10.1007/s11739-016-1541-4.

11. Jan C. van den Berge et al. Temporal trends in long-term mortality of patients with acute heart failure: data from 1985-2008. International Journal of Cardiology (2016). Doi: 10.1016/j.ijcard.2016.09.062.

12. Domingo A Pascual-Figal et al. Prognostic markers for acute heart failure. Expert Opin. Med. Diagn (2013). 7(4):379-392.

13. Theo E. Meyer et al. Cardiac intensive Care 2nd editioin (2010), Chapter 24 Acute heart failure and Pulmonary Edema. Saunders Elservier.

14. Trịnh Thị Huyền Trang, Phan Đình Phong, Văn Đức Hạnh. Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do thiếu máu cục bộ. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 84-85, trang 138.

15. Yancy CW, Lopatin M, Stevenson W. Clinical Presentation, Management, and In-Hospital Outcomes of Patients Admitted With Acute Decompensated Heart Failure With Preserved Systolic Function. A Report From the Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE) Database. J Am Coll Cardiol 2006; 47:76–84.

16. Santaguida PL, Don-Wauchope AC, Oremus M, et al. BNP and NT-proBNP as prognostic markers in persons with acute decompensated heart failure: a systematic review. Heart Fail Rev (2014) 19:453–470.

17. Ronco C, Haapio M, House AA, et al. Cardiorenal syndrome. J Am Coll Cardiol 2008; 52:1527.

18. KDIGO clinical practice guideline for acute kidney injury, 2012. Kidney International Supplements (2012) 2, 2; doi:10.1038/kisup.2012.2.

19. Nunez J, Minana G, Santas E, et al. Cardiorenal Syndrome in Acute Heart Failure: Revisiting Paradigms. Rev Esp Cardiol, 2015. Doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.rec.2014.10.016. http://dx.doi.org/10.1016/j.rec.2014.10.016.">

20. Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and Vasopressors Review of Physiology and Clinical Use in Cardiovascular Disease. Circulation. 2008;118:1047–1056.

21. Belletti A, Castro ML, Silvetti S, et al. The Effect of inotropes and vasopressors on mortality: a meta-analysis of randomized clinical trials. British Journal of Anaesthesia 2015, 115 (5): 656–75.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2019

Cách trích dẫn

Văn Đức Hạnh, Lưu Thanh Hùng, Lương Minh Tuấn, Nguyễn Đức Huỳnh, & Vũ Kiều Trang. (2019). Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (88), 74–82. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/328

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả