Nghiên cứu thời gian điều trị nội trú trung bình của Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim mạch - Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Tạ Mạnh Cường Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Văn Đức Hạnh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Khổng Nam Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Minh Tuấn Đại học Y Hà Nội
  • Đặng Minh Hải Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bùi Vĩnh Hà Đại học Y Hà Nội
  • Phùng Thị Lan Anh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Nghiên cứu thời gian điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng giúp bố trí các nguồn lực để cải thiện khâu chẩn đoán và điều trị.

Mục tiêu: Nghiên cứu thời gian điều trị của các bệnh nhân nhập viện tại Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim Mạch, Viện Tim mạch Việt Nam trong năm 2016.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 3075 lượt bệnh nhân nhập viện tại Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim mạch, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016.

Kết quả: Thời gian điều trị trung bình ± độ lệch chuẩn: 7,1 ± 6,8 (ngày). Không có sự khác biệt về thời gian điều trị nội trú trung bình giữa các nhóm tuổi <50, từ 50 – 60 tuổi, 60 – 70 tuổi và ≥70 tuổi. Những bệnh nhân điều trị nội trú dài ngày thường là những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh tim mạch kèm viêm phổi, bệnh lý van tim do thấp) hoặc các bệnh nhân cần làm thủ thuật hoặc phẫu thuật (mở khí quản, phẫu thuật tim mạch cấp cứu).

Kết luận: Thời gian điều trị nội trú điều trị trung bình của các bệnh nhân tại Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim mạch khác nhau theo chẩn đoán và thủ thuật. Các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm nhiễm trùng, thủ thuật mở khí quản và phẫu thuật cấp cứu có thời gian điều trị nội trú trung bình dài hơn. 

Từ khoá: Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim mạch, thời gian điều trị nội trú.

Tài liệu tham khảo

1. Maniou M. Measurement of patients’ admissions to an intensive care unit of Crete. Health Science Journal (2012). Volume 6, issue 3: 469-478.

2. Zhang Z, Bokhari F, Guo Y, et al. Prolonged length of stay in the emergency department and increased risk of hospital mortality in patients with sepsis requiring ICU admission. Emerg Med J 2018;0:1–6. doi:10.1136/emermed-2018-208032.

3. Every NR et al. Length of hospital stay after acute myocardial infarction in the Myocardial Infarction Triage and Intervention (MITI) Project Registry. J Am Coll Cardiol (1996). Aug 28: 287293.

4. Juarez-Leon JE, Santellano-Juearez B, Orea-Tejeda A et al. Prolonged length of hospital stay associated with the type of heart failure in patients with chronic obstructive pulmonary disease. European Respiratory Journal 2016 48: PA1132; DOI: 10.1183/13993003.congress-2016.PA1132.

5. Wayangankar SA, Elgendy IY, Xiang Q et al. Length of Stay After Transfemoral Transcatheter Aortic Valve Replacement. An Analysis of the Society of Thoracic Surgeons/American College of Cardiology Transcatheter Valve Therapy Registry. J Am Coll Cardiol Intv 2019;12:422–30.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-04-2019

Cách trích dẫn

Tạ Mạnh Cường, Văn Đức Hạnh, Khổng Nam Hương, Phạm Minh Tuấn, Đặng Minh Hải, Nguyễn Thu Hương, Bùi Vĩnh Hà, & Phùng Thị Lan Anh. (2019). Nghiên cứu thời gian điều trị nội trú trung bình của Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực Tim mạch - Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (87), 74–79. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/381

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>