Ứng dụng thang điểm PRECISE-DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh khả năng dự báo các biến cố tim mạch chính và chảy máu trong 1 năm sau can thiệp mạch vành của các thang điểm PRECISE-DAPT, CRUSADE , DAPT.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc 1năm sau can thiệp trên 500 bệnh nhân (358 nam, tuổi trung bình 66,7±10,85) được đặt stent ĐMV tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 8 năm 2018 và dùng kháng ngưng tập tiểu cầu kép(DAPT). Đánh giá thang điểm PRECISE-DAPT, DAPT, CRUSADE, và các biến cố tim mạch , chảy máu .

Kết quả: Điểm PRECISE-DAPT trung bình là 22,9 1 ± 2,03 biên độ từ 1 đến 72. Biến cố tử vong, biến cố chính, NMCT hay tắc stent, suy tim phải nhập viện không có sự khác biệt ở các nhóm điểm PD, biến cố chảy máu cao hơn ở nhóm PD ≥ 25 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thang điểm PD có giá trị dự báo biến cố chảy máu tốt hơn 2 thang điểm DAPT, CRUSADE với p<0,001. Thang điểm DAPT có giá trị dự báo biến cố tim mạch chính tốt hơn 2 thang điểm PD, CRUSADE với p<0,05

Kết luận: Thang điểm PRECISE-DAPT nên được sử dụng để cá thể hóa thời gian sử dụng thuốc kháng tiểu cầu kép trên bệnh nhân được can thiệp động mạch vành trong 1 năm.

Từ khóa: PRECISE-DAPT, thuốc kháng tiểu cầu kép, biến cố tim mạch và chảy máu.

Tài liệu tham khảo

1. Angiolillo DJ. The evolution of antiplatelet therapy in the treatment of acute coronary syndromes: From aspirin to the present day Drugs 2012;72:2087-116.

2. Wiviott SD et al. Prasugrel versus clopidogrel in patients whith acure coronary syndromes. N Engl J Med. 2007;357(20):2001-15.

3. Wallentin L et al. Ticagrelo versus clopidogrel in patients whith acure coronary syndromes. N Engl J Med. 2009;361(11):1045-57.

4. Costa F, Vanklaveren D, James S,et al. Derivation and validation of the predicting complications in patients undergoing stent implantation and subsequent dual antiplatelet therapy (PRICISE-DAPT) score: a pooled analysis of individual-patient datasets from clinical trials. Lancet 2017;389: 1025-34.

5. Philippe Généreux, Gennaro Giustino, Bernhard Witzenbichler và các cộng sự. (2015), “Incidence, predictors, and impact of post-discharge bleeding after percutaneous coronary intervention”, Journal of the American College of Cardiology, 66(9), tr. 1036-1045.

6. Thomas W. Weiss et al. Expert position paper on prolongged dual antiplatelet therapy in secondary prevention following myocardial infarction. Wien klin Wochenschr 2016;128:450-457. DOI 10.1007/ s00508-016-1016-7.

7. Laura Mauri, Dean J Kereiakes, Robert W Yeh và các cộng sự. (2014), “Twelve or 30 months of dual antiplatelet therapy after drug-eluting stents”, New England Journal of Medicine, 371(23), tr. 2155-2166.

8. Marco Valgimigli, Héctor Bueno, Robert A Byrne và các cộng sự. (2017), “2017 ESC focused update on dual antiplatelet therapy in coronary artery disease developed in collaboration with EACTS”, European journal of cardio-thoracic surgery, 53(1), tr. 34-78

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thanh, & Nguyễn Ngọc Quang. (2018). Ứng dụng thang điểm PRECISE-DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 153–158. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/427

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>