Đánh giá ảnh hưởng trên cơ vân ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được điều trị bằng statin

Các tác giả

  • Trần Đình Tuyên Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Ma
  • Lương Thị Lan Anh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Mến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.117

Tóm tắt

Liệu pháp statin làm giảm các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa.

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ xuất hiện trên cơ liên quan đến điều trị statin ít nhất trong vòng 3 tháng bằng thang điểm SAMS-CI ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 08/2019-08/2020.

Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 210 bệnh nhân HCMVC được sử dụng statin trong vòng 3 tháng, theo dõi triệu chứng cơ bằng thang điểm SAMS-CI tại các thời điểm 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng.

Kết quả: Tại thời điểm 01 tháng và 03 tháng có 10 trường hợp có triệu chứng cơ chiếm tỷ lệ: 4,76%, nhưng khi sử dụng bảng điểm SAMS-CI cho các trường hợp này, tỷ lệ SAMS-CI ≤ 4 điểm: 99,52%; Có 1 trường hợp có SAMS-CI: 9 điểm chiếm 0,48%; Tại thời điểm 06 tháng và 12 tháng không ghi nhận được trường hợp nào có triệu chứng cơ có điểm SAMS-CI > 4 điểm. Trường hợp có SAMS- CI: 9 điểm là trường hợp tiêu cơ vân cấp mức độ trung bình sau sử dụng Rosuvastatin 10mg.

Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ xuất hiện triệu chứng cơ liên quan đến điều trị statin bằng thang điểm SAMS-CI ở bệnh nhân HCMVC là thấp (0,48%). Những trường hợp có triệu chứng cơ không điển hình thì không có trường hợp nào tăng điểm SAMS-CI sau thời gian theo dõi dọc 3, 6, 12 tháng.

Từ khóa: Triệu chứng cơ liên quan đến điều trị statin, hội chứng mạch vành cấp, thang điểm SAMS-CI.

Tài liệu tham khảo

1. AndersonJ.L.,AdamsC.D.,AntmanE.M.,etal.(2007). ACC/AHA 2007 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non–ST-Elevation Myocardial Infarction-Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non–ST-Elevation Myocardial Infarction) Developed in Collaboration with the American College of Emergency Physicians, the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, and the Society of Thoracic SurgeonsEndorsed by the American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation and the Society for Academic Emergency Medicine.JAmCollCardiol, 50(7), 652–726.

2. MachF.,BaigentC.,CatapanoA.L.,etal.(2020). 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk. EurHeartJ, 41(1), 111–188

3. Brunham L.R., Baker S., Mammen A., et al. (2018). Role of genetics in the prediction of statin- associated muscle symptoms and optimization of statin use and adherence. Cardiovasc Res, 114(8), 1073-1081.

4. Rosenson R.S., Baker S., Banach M., et al. (2017). Optimizing Cholesterol Treatment in Patients With Muscle Complaints. J Am Coll Cardiol, 70(10), 1290-1301.

5. RidkerP.M.,DanielsonE.,FonsecaF.A.H.,etal.(2008). Rosuvastatin to Prevent Vascular Events in Men and Women with Elevated C-Reactive Protein. NEnglJMed, 359(21), 2195–2207.

6. FarmerJ.A.(2013). The effect of statins on skeletal muscle function: the STOMP trial. CurrAtherosclerRep, 15(8), 347.

7. BrunhamL.R.,LansbergP.J.,ZhangL.,etal.(2012). Differential effect of the rs4149056 variant in SLCO1B1 on myopathy associated with simvastatin and atorvastatin. Pharmacogenomics J, 12(3), 233–237.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Đình Tuyên, Nguyễn Ngọc Quang, Lương Thị Lan Anh, & Lê Thị Mến. (2023). Đánh giá ảnh hưởng trên cơ vân ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được điều trị bằng statin. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 25–32. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.117

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>