Nguy cơ xuất huyết của phác đồ kháng tiểu cầu kép chứa ticagrelor trong điều trị hội chứng mạch vành cấp: Phân tích từ dữ liệu đời thực trong chương trình giám sát hậu mại về an toàn thuốc

Các tác giả

  • Nguyễn Vĩnh Nam Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lương Anh Tùng Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức
  • Đỗ Quang Huân Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Phạm Đức Đạt Bệnh viện Nhân dân 115
  • Lê Cao Phương Duy Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hà Mai Hương Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Nguyễn Đỗ Anh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
  • Nguyễn Hoàng Anh Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Đình Hòa Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong thực hành lâm sàng, các biến cố xuất huyết liên quan đến ticagrelor được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân bằng lợi ích - nguy cơ của thuốc. Tuy nhiên, tổng quan y văn của chúng tôi cho thấy chưa có nghiên cứu nào khảo sát nguy cơ xuất huyết của ticagrelor trong điều trị thực tế hội chứng mạch vành cấp tại Việt Nam.

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ lưu hành biến cố và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở người bệnh hội chứng mạch vành cấp điều trị bằng ticagrelor tại Việt Nam.

Phương pháp: 608 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được điều trị với ticagrelor được đưa vào theo dõi trong thời gian tối đa 12 tháng. Nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá thông tin về biến cố xuất huyết và các yếu tố liên quan thu thập được trong mỗi lần tái khám của bệnh nhân được thực hiện 3 tháng/lần.

Kết quả: Trong 608 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 66 (10,9%) bệnh nhân xuất hiện biến cố xuất huyết, 54 (8,9%) bệnh nhân gặp biến cố xuất huyết có thể liên quan đến ticagrelor, 23 (3,8%) bệnh nhân gặp xuất huyết dẫn đến ngừng hoặc thay đổi phác đồ và 01 (0,3%) trường hợp xuất huyết dẫn tới nhập viện. Không ghi nhận trường hợp nào gặp xuất huyết đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong, hoặc để lại di chứng vĩnh viễn cho người bệnh. Nguy cơ xuất huyết của các bệnh nhân mới sử dụng ticagrelor cao hơn các bệnh nhân đã sử dụng (OR = 9,4. 95%CI, 2,99-29,58. p<0,01).

Kết luận: Trong quần thể người bệnh hội chứng mạch vành cấp tại Việt Nam, tỷ lệ xuất hiện biến cố xuất huyết khi điều trị với ticagrelor thấp hơn so với các ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng. Thầy thuốc lâm sàng cần quan tâm giám sát chặt chẽ bệnh nhân ở giai đoạn đầu dùng thuốc để giảm thiểu tối đa tác dụng bất lợi của thuốc.

Tài liệu tham khảo

1. Tan Q, Jiang X, Huang S, et al. The clinical efficacy and safety evaluation of ticagrelor for acute coronary syndrome in general ACS patients and diabetic patients: A systematic review and meta-analysis. PLoS One 2017;12(5):e0177872.

2. Wallentin L, Becker RC, Budaj A, et al. Ticagrelor versus clopidogrel in patients with acute coronary syndromes. N Engl J Med 2009;361(11):1045-57.

3. Bonaca MP, Bhatt DL, Cohen M, et al. Long-term use of ticagrelor in patients with prior myocardial infarction. N Engl J Med 2015;372(19):1791-800.

4. Goto S, Huang CH, Park SJ, et al. Ticagrelor vs. clopidogrel in Japanese, Korean and Taiwanese patients with acute coronary syndrome -- randomized, double-blind, phase III PHILO study. Circ J 2015;79(11):2452-60.

5. Berger PB, Bhatt DL, Fuster V, et al. Bleeding complications with dual antiplatelet therapy among patients with stable vascular disease or risk factors for vascular disease: results from the Clopidogrel for High Atherothrombotic Risk and Ischemic Stabilization, Management, and Avoidance (CHARISMA) trial. Circulation 2010;121(23):2575-83.

6. Easton JD, Aunes M, Albers GW, et al. Risk for Major Bleeding in Patients Receiving Ticagrelor Compared With Aspirin After Transient Ischemic Attack or Acute Ischemic Stroke in the SOCRATES Study (Acute Stroke or Transient Ischemic Attack Treated With Aspirin or Ticagrelor and Patient Outcomes). Circulation 2017;136(10):907-16.

7. Hansson EC, Jideus L, Aberg B, et al. Coronary artery bypass grafting-related bleeding complications in patients treated with ticagrelor or clopidogrel: a nationwide study. Eur Heart J 2016;37(2):189-97.

8. Chen IC, Lee CH, Fang CC, et al. Efficacy and safety of ticagrelor versus clopidogrel in acute coronary syndrome in Taiwan: A multicenter retrospective pilot study. J Chin Med Assoc 2016;79(10):521-30.

9. Bergmeijer TO, Janssen PWA, van Oevelen M, et al. Incidence and Causes for Early Ticagrelor Discontinuation: A "Real-World" Dutch Registry Experience. Cardiology 2017;138(3):164-8.

10. D'Ascenzo F, Bollati M, Clementi F, et al. Incidence and predictors of coronary stent thrombosis: evidence from an international collaborative meta-analysis including 30 studies, 221,066 patients, and 4276 thromboses. Int J Cardiol 2013;167(2):575-84

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2019

Cách trích dẫn

Nguyễn Vĩnh Nam, Lương Anh Tùng, Phạm Nguyễn Vinh, Đỗ Quang Huân, Phạm Đức Đạt, Lê Cao Phương Duy, Phạm Mạnh Hùng, Hà Mai Hương, Nguyễn Đỗ Anh, Nguyễn Hoàng Anh, & Vũ Đình Hòa. (2019). Nguy cơ xuất huyết của phác đồ kháng tiểu cầu kép chứa ticagrelor trong điều trị hội chứng mạch vành cấp: Phân tích từ dữ liệu đời thực trong chương trình giám sát hậu mại về an toàn thuốc. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (88), 21–28. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/320

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>