Hiệu quả điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Các tác giả

  • Phan Tuấn Đạt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một bệnh thường gặp và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Những tiến bộ mới trong điều trị nhồi máu cơ tim, nhất là tái thông động mạch vành thì đầu (nong và đặt Stent) cùng sự ra đời của nhiều thuốc điều trị mới đã cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. Tuy vậy, vẫn có từ 10-15% bệnh nhân tiến triển thành suy tim sau NMCT mặc dù bệnh nhân đó có thể được tái tưới máu thành công do tâm thất trái của những bệnh nhân sống sót sau nhồi máu cơ tim cấp thường trải qua quá trình tái cấu trúc âm (đặc trưng bởi sự thay thế vùng cơ tim bị hoại tử bằng tổ chức sẹo được tạo bởi nguyên bào sợi và collagen). Hậu quả cuối cùng là bệnh cảnh suy tim do suy giảm chức năng thất trái. Đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nhồi máu cơ tim cũng đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đối với bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, thì lựa chọn để cứu sống bệnh nhân hiệu quả nhất hiện nay là cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim hoặc ghép tim. Tuy nhiên, sự lựa chọn này lại gặp nhiều trở ngại ở nhiều vùng trên thế giới do chỉ định còn hạn chế hoặc vấn đề người hiến tim và chi phí còn cao.

Trong bối cảnh đó, điều trị tế bào gốc đang là một sự lựa chọn có hiệu quả cho những bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim. Một số phát hiện cho thấy các tế bào cơ tim có thể tái sinh, điều này đã thắp lên ngọn lửa hy vọng trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim. Sau đó, những nghiên cứu cận lâm sàng và một số thử nghiệm lâm sàng bước đầu cũng cho các kết quả ủng hộ phát hiện trên.

Tài liệu tham khảo

1. Bonaros, N., et al., Combined transplantation of skeletal myoblasts and angiopoietic progenitor cells reduces infarct size and apoptosis and improves cardiac function in chronic ischemic heart failure. J Thorac Cardiovasc Surg, 2006. 132(6): p. 1321-8.

2. Orlic, D., et al., Bone marrow cells regenerate infarcted myocardium. Nature, 2001. 410(6829): p. 701-5.

3. Strauer, B.E., et al., Repair of infarcted myocardium by autologous intracoronary mononuclear bone marrow cell transplantation in humans. Circulation, 2002. 106(15): p. 1913-8.

4. Assmus, B., et al., Transplantation of Progenitor Cells and Regeneration Enhancement in Acute Myocardial Infarction (TOPCARE-AMI). Circulation, 2002. 106(24): p. 3009-17.

5. Wollert, K.C., et al., Intracoronary autologous bone-marrow cell transfer after myocardial infarction: The BOOST randomised controlled clinical trial. Lancet, 2004. 364(9429): p. 141-8.

6. Schachinger, V., et al., Intracoronary bone marrow-derived progenitor cells in acute myocardial infarction. N Engl J Med, 2006. 355(12): p. 1210-21.

7. Piepoli, M.F., et al., Bone marrow cell transplantation improves cardiac, autonomic, and functional indexes in acute anterior myocardial infarction patients (Cardiac Study). Eur J Heart Fail, 2010. 12(2): p. 172-80.

8. Traverse, J.H., et al., One-year follow-up of intracoronary stem cell delivery on left ventricular function following ST-elevation myocardial infarction. JAMA, 2014. 311(3): p. 301-2.

9. Fisher, S.A., et al., Stem cell treatment for acute myocardial infarction. Cochrane Database Syst Rev, 2015(9): p. CD006536.

10. Tendera, M., et al., Intracoronary infusion of bone marrow-derived selected CD34+CXCR4+ cells and non-selected mononuclear cells in patients with acute STEMI and reduced left ventricular ejection fraction: results of randomized, multicentre Myocardial Regeneration by Intracoronary Infusion of Selected Population of Stem Cells in Acute Myocardial Infarction (REGENT) Trial. Eur Heart J, 2009. 30(11): p. 1313-21.

11. Makkar, R.R., et al., Intracoronary cardiosphere-derived cells for heart regeneration after myocardial infarction (CADUCEUS): a prospective, randomised phase 1 trial. Lancet, 2012. 379(9819): p. 895-904.

12. Nguyễn Lân Việt, Đ.D.L., Phạm Mạnh Hùng và cộng sự Đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp được điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân tử tuỷ xương Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2010. 54: p. 96-111.

13. Nguyễn Lân Việt, Đ.D.L., Phạm Mạnh Hùng và cộng sự, Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam 2015. 1(2): p. 1-7.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-09-2019

Cách trích dẫn

Phan Tuấn Đạt, & Phạm Mạnh Hùng. (2019). Hiệu quả điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (89), 73–81. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/314

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>