Mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với bệnh thận do thuốc cản quang ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Trần Văn Trung Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh thận do thuốc cản quang (CI-AKI) sau can thiệp động mạch vành qua da (PCI) có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong. Mối liên quan giữa mức độ nghiêm trong của thiếu máu và CI-AKI sau PCI chưa được quan tâm đúng mức. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhằm mục đích đánh giá mối liên quan của thiếu máu ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau với nguy cơ CI-AKI ở bệnh nhân trải qua PCI.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 312 bệnh nhân (BN) có bệnh lý động mạch vành (ĐMV) được chụp và can thiệp ĐMV qua da từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. CI-AKI được định nghĩa là tăng creatinin máu ≥0,3mg/dl (26,5µmol/l) so với creatinin nền. Thiếu máu được xác định là hemoglobin ≤130g/l. Bệnh nhân được phân thành 2 nhóm là CI-AKI và NoCI-AKI. Tỷ suất chênh hiệu chỉnh (AOR) được tính toán bằng cách sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến.

Kết quả: Trong số 312 BN tham gia nghiên cứu (nữ chiếm 31,4%, tuổi trung bình 69,95±10,57) trải quan PCI, 56 (17,9%) đã phát triển CI-AKI. Sự hiện diện thiếu máu liên quan đến tăng nguy cơ phát triển CI-AKI [AOR=2,52; 95%CI=1,39-4,75; p=0,002]. Nguy cơ mắc CI-AKI ngày càng tăng so với mức độ nghiêm trọng của thiếu máu: nhẹ (AOR=2,08; 95%CI=1,09-3,99; p=0,027), trung bình (AOR=3,86; 95%CI=1,58-9,41; p=0,003) và nặng (AOR=7,33; 95%CI=1,01–54,86; p=0,050).

Kết luận: Mức độ nghiêm trọng của thiếu máu là một yếu tố nguy cơ dự báo CI-AKI ở bệnh nhân trải qua PCI.

Từ khóa: Thiếu máu, bệnh thận do thuốc cản quang, can thiệp động mạch vành qua da.

Tài liệu tham khảo

1. SreenivasanJ.,ZhuoM.,KhanM.S.vàcộngsự.(2018). Anemia (Hemoglobin ≤ 13 g/dL) as a Risk Factor for Contrast-Induced Acute Kidney Injury Following Coronary Angiography. AmJCardiol, 122(6), 961–965.

2. MohammedN.M.A.,MahfouzA.,AchkarK.vàcộngsự.(2013). Contrast-induced Nephropathy. HeartViewsOff J Gulf Heart Assoc, 14(3), 106–116.

3. Mehran R. và Nikolsky E. (2006). Contrast-induced nephropathy: Definition, epidemiology, and patients at risk. Kidney Int, 69, S11–S15.

4. Nikolsky E., Mehran R., Lasic Z. và cộng sự. (2005). Low hematocrit predicts contrast-induced nephropathy after percutaneous coronary interventions. Kidney Int, 67(2), 706–713.

5. OhnoY.,MaekawaY.,MiyataH.vàcộngsự.(2013). Impact of Periprocedural Bleeding on Incidence of Contrast-Induced Acute Kidney Injury in Patients Treated With Percutaneous Coronary Intervention. JAm Coll Cardiol, 62(14), 1260–1266.

6. KellumJ.A.,LameireN.,vàfortheKDIGOAKIGuidelineWorkGroup(2013). Diagnosis, evaluation, and management of acute kidney injury: a KDIGO summary (Part 1). CritCare, 17(1), 204.

7. HồVănPhước(2006), Nghiêncứumộtsốyếutốảnhhưởngđếnchứcnăngthậnsaucanthiệpđộngmạchvành qua da, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Văn Trung, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với bệnh thận do thuốc cản quang ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 148–154. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/251

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>