Nghiên cứu bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ >= 50 tuổi

Các tác giả

  • Lê Thị Thùy Linh Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
  • Đinh Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (PAD) thường gặp và có nhiều tác động đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo(HD) nhưng thường không được chẩn đoán. Chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI) và siêu âm Doppler động mạch chi dưới là những công cụ hữu ích để phát hiện PAD ở bệnh nhân HD. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhằm mục đích xác định tỷ lệ PAD, một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này và tính tương đồng giữa đo ABI và siêu âm Doppler mạch chi dưới ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 73 bệnh nhân (BN) chạy thận nhân tạo tại Viện Tim mạch Việt Nam và Khoa Thận nhân tạo chu kỳ - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019. Sau khi khám lâm sàng, đo ABI và siêu âm Doppler mạch chi dưới được tiến hành ở tất cả các bệnh nhân. PAD được chẩn đoán dựa trên ABI ≤ 0,9 hoặc siêu âm Doppler mạch chi dưới hẹp ≥ 50%. Bệnh nhân được phân thành 2 nhóm PAD và no – PAD. Tỷ suất chênh hiệu chỉnh (OR) được tính bằng phân tích hồi quy logistic đơn biến. Tính tương đồng dựa vào hệ số Kappa.

Kết quả: Trong số 73 BN tham gia nghiên cứu có 17 bệnh nhân PAD (23,3%) trong đó nữ chiếm 29,4%. Những bệnh nhân HD mắc PAD nhiều tuổi hơn đáng kể (65,82 ± 8,10 so với 60,18 ± 7,55 với p = 0,01) có thời gian chạy thận lâu hơn (p = 0,009), có fibrinogen cao hơn (p = 0,015), albumin máu thấp hơn đáng kể (p = 0,019) và PTH cao hơn (p = 0,045) so với bệnh nhân không mắc PAD. Phân tích đa biến cho thấy tỷ lệ PAD tăng lên ở những bệnh nhân trên 70 tuổi (OR= 8; 95%CI: 1,83 – 34,99); hút thuốc lá (OR = 3,44; 95%CI: 1,07 – 11,11); thời gian chạy thận trên 10 năm (OR = 8,75; 95%CI: 1,94 – 39,57); tăng CRPhs (OR = 5,5; 95%CI: 1,12 – 27,06). ABI có độ nhạy và độ đặc hiệu là 64,7% và 100% so với siêu âm Doppler mạch chi dưới.

Kết luận: PAD phổ biến ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ và có thể phát hiện bằng đo ABI và siêu âm Doppler mạch.

Từ khóa: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính, thận nhân tạo chu kỳ, chỉ số cổ chân cánh tay, siêu âm Doppler.

Tài liệu tham khảo

1. RajagopalanSanjay,DellegrottaglieSanto,FurnissAnnaL.vàcộngsự.(2006). Peripheral Arterial Disease in Patients With End-Stage Renal Disease. Circulation, 114(18), 1914–1922.

2. NorgrenL.,HiattW.R.,DormandyJ.A.vàcộngsự.(2007). Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). Journal of Vascular Surgery, 45(1), S5–S67.

3. NewmanA.B.,TyrrellK.S.,vàKullerL.H.(1997). Mortality over four years in SHEP participants with a low ankle-arm index. JAmGeriatrSoc, 45(12), 1472–1478.

4. HaradaM.,MatsuzawaR.,AoyamaN.vàcộngsự.(2018). Asymptomatic peripheral artery disease and mortality in patients on hemodialysis. Renal Replacement Therapy, 4(1), 17.

5. OgataH.,Kumata-MaetaC.,ShishidoK.vàcộngsự.(2010). Detection of Peripheral Artery Disease by Duplex Ultrasonography among Hemodialysis Patients. CJASN, 5(12), 2199–2206.

6. CheungA.K.,SarnakM.J.,YanG.vàcộngsự.(2000). Atherosclerotic cardiovascular disease risks in chronic hemodialysis patients. KidneyInternational, 58(1), 353–362.

7. Kitaura K., Kida M., và Harima K. (2009). Assessment of Peripheral Arterial Disease of Lower Limbs with Ultrasonography and Ankle Brachial Index at the Initiation of Hemodialysis. RenalFailure, 31(9), 785–790.

8. CriquiMichaelH.vàAboyansVictor(2015). Epidemiology of Peripheral Artery Disease. CirculationResearch, 116(9), 1509–1526.

9. YangY.,NingY.,ShangW.vàcộngsự.(2016). Association of peripheral arterial disease with all-cause and cardiovascular mortality in hemodialysis patients: a meta-analysis. BMCNephrology, 17(1), 195.

10. AšćerićR.R.,DimkovićN.B.,TrajkovićG.Ž.vàcộngsự.(2019). Prevalence, clinical characteristics, and predictors of peripheral arterial disease in hemodialysis patients: a cross-sectional study. BMC Nephrology, 20(1), 281.

11. MurabitoJ.M.,EvansJ.C.,LarsonM.G.vàcộngsự.(2003). The Ankle-Brachial Index in the Elderly and Risk of Stroke, Coronary Disease, and Death: The Framingham Study. ArchInternMed, 163(16), 1939–1942.

12. GarimellaP.S.vàHirschA.T.(2014). Peripheral Artery Disease and Chronic Kidney Disease: Clinical Synergy to Improve Outcomes. Advances in Chronic Kidney Disease, 21(6), 460–471.

13. (2005). National Kidney Foundation 2005 Spring clinical meetings abstracts topic list May 4–8, 2005 Washington, DC. AmericanJournalofKidneyDiseases, 45(4), B1–B16.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lê Thị Thùy Linh, & Đinh Thị Thu Hương. (2023). Nghiên cứu bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ >= 50 tuổi. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 88–94. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/244

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả