Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch ở bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn

Các tác giả

  • Phạm Minh Tuấn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Đình Vụ Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Đinh Huỳnh Linh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đinh Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.116

Tóm tắt

Tổng quan: Can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị ít xâm lấn cho những bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn có chỉ định tái thông.

Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của những bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn do xơ vữa, (2) Đánh giá kết quả sớm và tính an toàn của thủ thuật can thiệp nội mạch điều trị hẹp động mạch dưới đòn do xơ vữa.

Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 31 bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn do xơ vữa được can thiệp nội mạch và theo dõi tất cả bệnh nhân định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

Kết quả: Tổng số có (27 bệnh nhân nam và 4 bệnh nhân nữ, từ 59-86 tuổi với độ tuổi trung bình là 68,7±7,0). Có 21 bệnh nhân (67,7%) có hội chứng ăn cắp máu động mạch dưới đòn, 10 bệnh nhân (32,2%) có triệu chứng thiếu máu chi trên, 8 bệnh nhân (25,8%) kết hợp cả 2 đặc điểm và 2 bệnh nhân (6,5%) có AVF cùng bên với tổn thương. Thủ thuật can thiệp thành công ở 29 bệnh nhân (93,5%), thất bại ở 2 bệnh nhân (6,5%) do tổn thương tắc hoàn toàn động mạch dưới đòn không đưa dây dẫn qua được. Thành công về mặt lâm sàng là 29 bệnh nhân (93,5%).

Các biến chứng của thủ thuật bao gồm: 02 bệnh nhân suy thận cấp (6,9%) do thuốc cản quang và 01 bệnh nhân (3,4%) lóc tách động mạch cảnh. Chênh lệch huyết áp tâm thu giữa 2 tay trước can thiệp là 52,2±21,2 mmHg và sau can thiệp là 0 mmHg với p<0,01. Tỷ lệ duy trì thông mạch sau 1, 3, 6 tháng đều là 100%, có 1 bệnh nhân tái hẹp trở lại vào tháng thứ 22. Tỷ lệ sống còn sau 1, 3, 6 tháng là 100%, 1 bệnh nhân tử vong do ung thư phổi vào tháng thứ 12.

Kết luận: Can thiệp nội mạch là một thủ thuật an toàn và hiệu quả để điều trị các bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn do xơ vữa.

Từ khóa: Hẹp động mạch dưới đòn, can thiệp nội mạch.

Tài liệu tham khảo

1. ShadmanR.,CriquiM.H.,BundensW.P.,etal.(2004). Subclavian artery stenosis: prevalence, risk factors, and association with cardiovascular diseases. J Am Coll Cardiol, 44(3), 618–623.

2. Sintek M., Coverstone E., and Singh J. (2014). Coronary subclavian steal syndrome. Curr Opin Cardiol, 29(6), 506–513.

3. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS) | European Heart Journal | Oxford Academic.<https://academic.oup.com/eurheartj/article/39/9/763/4095038>, accessed: 09/03/2020. https://academic.oup.com/eurheartj/article/39/9/763/4095038>, accessed: 09/03/2020.">

4. WangK.,WangZ.,YangB.,etal.(2010). Long-term results of endovascular therapy for proximal subclavian arterial obstructive lesions. Chinese Medical Journal, 123(1), 45–50.

5. Bates M.C., Broce M., Lavigne P.S., et al. (2004). Subclavian artery stenting: Factors influencing long-term outcome. Cathet Cardiovasc Intervent, 61(1), 5–11.

6. AlcocerF.,DavidM.,GoodmanR.,etal.(2013). A forgotten vascular disease with important clinical implications. Subclavian steal syndrome. Am J Case Rep, 14, 58–62.

7. SavjiN.,RockmanC.B.,SkolnickA.H.,etal.(2013). Association between advanced age and vascular disease in different arterial territories: a population database of over 3.6 million subjects. J Am Coll Cardiol, 61(16), 1736–1743.

8. HafnerC.D.(1976). Subclavian Steal Syndrome: A 12-Year Experience. ArchSurg, 111(10), 1074–1080.

9. Craig W.Y., Palomaki G.E., and Haddow J.E. (1989). Cigarette smoking and serum lipid and lipoprotein concentrations: an analysis of published data. BMJ, 298(6676), 784–788.

10. FacchiniF.S.,HollenbeckC.B.,JeppesenJ.,etal.(1992). Insulin resistance and cigarette smoking. Lancet, 339(8802), 1128–1130.

11. Roncaglioni M.C., Santoro L., D’Avanzo B., et al. (1992). Role of family history in patients with myocardial infarction. An Italian case-control study. GISSI-EFRIM Investigators. Circulation, 85(6), 2065–2072.

12. GenestJ.J.,Martin-MunleyS.S.,McNamaraJ.R.,etal.(1992). Familial lipoprotein disorders in patients with premature coronary artery disease. Circulation, 85(6), 2025–2033.

13. NichollsS.C.,KoutlasT.C.,andStrandnessD.E.(1991). Clinical Significance of Retrograde Flow in the Vertebral Artery. Annals of Vascular Surgery, 5(4), 331–336.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Phạm Minh Tuấn, Phạm Đình Vụ, Đinh Huỳnh Linh, & Đinh Thị Thu Hương. (2023). Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch ở bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 17–24. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.116

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>