Đánh giá kết quả ngắn hạn can thiệp nội mạch tầng chậu - đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính do xơ vữa tại Viện Tim mạch từ năm 2016 đến năm 2017

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Hương Bệnh viện E
  • Đinh Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đinh Huỳnh Linh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn (3 – 6 tháng) can thiệp nội mạch tầng chậu - đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính do xơ vữa tại Viện Tim mạch từ năm 2016 đến năm 2017. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị ở những bệnh nhân này.

Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 5/2016 tới tháng 6/2017, chúng tôi tiến hành can thiệp 134 chi bị tổn thương tầng chậu - đùi ở 116 bệnh nhân tại Viện Tim mạch Việt Nam, đa số là các tổn thương phức tạp TASC D (30% tầng chậu và 60% tầng đùi). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu bao gồm bệnh suất và tử suất, các dữ liệu lấm sàng, thăm khám khảo sát mạch máu, các biến chứng và kiểm soát các biến chứng. Các yếu tố nguy cơ được đánh giá dựa trên các phân tích đơn biến và đa biến.

Kết quả: Thủ thuật thành công trong 122 chi (tỉ lệ thành công 91.1%). Chủ yếu là nong bóng và đặt stent, chỉ có 3 chi nong bóng đơn thuần. Các biến chứng chính của thủ thuật bao gồm tử vong (5.1%), huyết khối gây tắc lại stent (3.4%), suy thận tiến triển (2.5%), lóc tách thành mạch (1.7%), thông động tĩnh mạch (0.8%). Triệu chứng lâm sàng cải thiện ABI từ 0,53 lên 0,83 sau 3 tháng. Khoảng cáchNđi bộ tăng từ 102m lên 907m sau 3 tháng. Siêu âm thấy tỉ lệ tái thông hoàn toàn sau 3 tháng là 89%. Trong nghiên cưu tái hẹp xuất hiện sau theo dõi 3 tháng ở tầng đùi. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tái hẹp là chỉ số ABI < 0,4 (p=0.002), tổn thương đa tầng (p=0.019), rối loạn mỡ máu (p=0.001), số lượng stent ≥2 (p=0.03), chiều dài stent >16cm (p=0.012).

Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính tầng chậu đùi do xơ vữa là một phương pháp kỹ thuật có tỉ lệ thành công cao. Kết quả ở giai đoạn ngắn hạn rất khả quan, và qua đó ưu tiên đánh giá lựa chọn can thiệp tạo hình mạch máu và đặt stent là lựa chọn ưu tiên trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng tái hẹp dau đặt stent vẫn còn là một thách thức không nhỏ, đôi khi cần phải cân nhắc can thiệp lại hay phẫu thuật ngoại khoa điều trị tái hẹp.

Tài liệu tham khảo

1. Eric Topol (2007). Texbook of cardiovascular Medicine, Lippincott William & Willins.

2. Đinh Thị Thu Hương và Nguyễn Tuấn Hải (2010). Câp nhật khuyến cáo 2010 của Hội Tim mạch Việt Nam vê chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch chi dưới. Hội tim mạch Việt Nam,

3. Đào Danh Vĩnh (2013). Kết quả ban đầu can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc mạn tính động mạch chậu. Tạp chí điện quang,

4. Trần Đức Hùng (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh nhân bệnh độn mạch chi dưới mạn tính. Luận văn Tiến sỹ y học, Học viện Quân Y,

5. Lê Đức Dũng (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh lý viêm tắc động mạch chi dưới băng phương pháp can thiệp nội mạch. Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y, Hà Nội,

6. Trần Huyền Trang (2014). Nghiên cứu kết quả sớm can thiệp qua da trong điều trị bệnh động mạch chi dưới giai đoạn thiếu máu chi trầm trọng. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội,

7. M. D. Gerhard-Herman, H. L. Gornik, C. Barrett và cộng sự (2017). 2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 69(11), 1465-1508.

8. Spinosa, D.J., et al., Simultaneous antegrade and retrograde access for subintimal recanalization of peripheral arterial occlusion. J Vasc Interv Radiol, 2003. 14(11): p. 1449-54.

9. Diehm C. etal (2009). Mortality and vascular morbidity in older adults with asymptomatic versus symptomic peripheral artery disease. Circulation, 120(21), 2053-2061.

10. S. M. Surowiec, M. G. Davies, S. W. Eberly vàcộngsự (2005). Percutaneous angioplasty and stenting of the superficial femoral artery. J Vasc Surg, 41(2), 269-278.

11. D. Lagana, G. Carrafiello, M. Dizonno và cộng sự (2008). Percutaneous treatment of complete chronic occlusions of the superficial femoral artery. Radiol Med, 113(4), 567-577.

12. L. Boyer, T. Therre, J. M. Garcier và cộng sự (2000). Infrapopliteal percutaneous transluminal angioplasty for limb salvage. Acta Radiol, 41(1), 73-77.

13. N. W. Shammas (2009). Restenosis after lower extremity interventions: current status and future directions.

J Endovasc Ther, 16 Suppl 1, I170-182.

14. D. Scheinert, S. Scheinert, J. Sax và cộng sự (2005). Prevalence and clinical impact of stent fractures after femoropopliteal stenting. J Am Coll Cardiol, 45(2), 312-315.

15. O. Iida, S. Nanto, M. Uematsu và cộng sự (2006). Effect of exercise on frequency of stent fracture in the superficial femoral artery. Am J Cardiol, 98(2), 272-274.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Mai Hương, Đinh Thị Thu Hương, & Đinh Huỳnh Linh. (2018). Đánh giá kết quả ngắn hạn can thiệp nội mạch tầng chậu - đùi ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính do xơ vữa tại Viện Tim mạch từ năm 2016 đến năm 2017. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 212–220. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/436

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>