Vai trò của phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm nhập trong quyết định can thiệp các tổn thương động mạch vành không thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp

Các tác giả

  • Nguyễn Phương Anh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.114

Tóm tắt

Khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên có bệnh lý đa mạch trên chụp mạch vành. Các bằng chứng gần đây cho thấy chiến lược can thiệp mạch vành qua da (PCI) từng bước cho các tổn thương không phải thủ phạm nhằm tái thông mạch hoàn toàn, làm giảm đáng kể tỷ lệ biến cố tim mạch tái phát so với chiến lược chỉ can thiệp tổn thương thủ phạm. Thử nghiệm COMPLETE đã chứng minh rằng chiến lược can thiệp mạch vành qua da (PCI) theo giai đoạn với các tổn thương không phải thủ phạm làm giảm 26% nguy cơ tử vong do bệnh tim và nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) sau theo dõi 3 năm, so với chiến lược PCI chỉ ở động mạch thủ phạm.

Mặc dù chức năng của các tổn thương hẹp vừa được đánh giá kỹ càng bằng phân số dự trữ vành (FFR) hoặc tỷ số sóng tự do tức thời (iFR) để phát hiện tổn thương gây thiếu máu, độ tin cậy của nghiên cứu về các tổn thương không phải thủ phạm trong giai đoạn cấp tính của hội chứng vành cấp cũng vẫn gây tranh cãi. Mặt khác, có hiện tượng gia tăng một số các biến cố mới ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tính mà PCI bị trì hoãn khi đo FFR/iFR không có biểu hiện thiếu máu, điều này được giải thích là do đánh giá chức năng không đầy đủ và nguy cơ nội tại cao hơn, liên quan với sự hiện diện của các mảng xơ vữa không ổn định. Trong hoàn cảnh này, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong lòng mạch động vành cho thấy sự hiện diện của các mảng xơ vữa không ổn định ở các tổn thương không thủ phạm có liên quan đến việc tăng tỷ lệ biến cố tim mạch.

Tài liệu tham khảo

1. Mehta SR, Wood DA, Storey RF, Mehran R, Bainey KR, Nguyen H, Meeks B, Di Pasquale G, López- Sendón J, Faxon DP, Mauri L, Rao SV, Feldman L, Steg PG, Avezum Á, Sheth T, Pinilla-Echeverri N, Moreno R, Campo G, Wrigley B, Kedev S, Sutton A, Oliver R, Rodés-Cabau J, Stanković G, Welsh R, Lavi S, Cantor WJ, Wang J, Nakamya J, Bangdiwala SI, Cairns JA; COMPLETE Trial Steering Committee and Investigators. Complete revascularization with multivessel PCI for myocardial infarction. N Engl J Med 2019;381:1411–1421. Google Scholar Crossref Pub Med.

2. NiccoliG,IndolfiC,DaviesJE. Evaluation of intermediate coronary stenoses in acute coronary syndromes using pressure guidewire. Open Heart 2017;4:e000431. Google Scholar Crossref Pub Med.

3. EngstrømT,KelbækH,HelqvistS,HøfstenDE,KløvgaardL,HolmvangL,JørgensenE,PedersenF, Saunamäki K, Clemmensen P, De Backer O, Ravkilde J, Tilsted H-H, Villadsen AB, Aarøe J, Jensen SE, Raungaard B, Køber L. Complete revascularisation versus treatment of the culprit lesion only in patients with ST-segment elevation myocardial infarction and multivessel disease (DANAMI-3– PRIMULTI): an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2015;386:665–671. Google Scholar Crossref Pub Med.

4. SmitsPC,Abdel-WahabM,NeumannF-J,Boxma-deKlerkBM,LundeK,SchotborghCE,PirothZ,HorakD,WlodarczakA,OngPJ,HambrechtR,AngeråsO,RichardtG,OmerovicE. Fractional flow reserve–guided multivessel angioplasty in myocardial infarction. N Engl J Med 2017;376:1234–1244. Google Scholar Crossref Pub Med.

5. Götberg M, Cook CM, Sen S, Nijjer S, Escaned J, Davies JE. The evolving future of instantaneous wave-free ratio and fractional flow reserve. J Am Coll Cardiol 2017;70:1379–1402. Google Scholar Crossref Pub Med.

6. Ntalianis A, Sels J-W, Davidavicius G, Tanaka N, Muller O, Trana C, Barbato E, Hamilos M, Mangiacapra F, Heyndrickx GR, Wijns W, Pijls NHJ, De Bruyne B. Fractional flow reserve for the assessment of nonculprit coronary artery stenoses in patients with acute myocardial infarction. JACC Cardiovasc Interv 2010;3:1274–1281. Google Scholar Crossref Pub Med.

7. ThimT,GötbergM,FröbertO,NijveldtR,vanRoyenN,BaptistaSB,KoulS,KellerthT,BøtkerHE, Terkelsen CJ, Christiansen EH, Jakobsen L, Kristensen SD, Maeng M. Nonculprit stenosis evaluation using instantaneous wave-free ratio in patients with ST-segment elevation myocardial infarction. JACC Cardiovasc Interv 2017;10:2528–2535. Google Scholar Crossref Pub Med.

8.vanderHoevenNW,JanssensGN,deWaardGA,EveraarsH,BroydCJ,BeijninkCWH,vandeVenPM,NijveldtR,CookCM,PetracoR,tenCateT,vonBirgelen C, Escaned J, Davies JE, van Leeuwen MAH, van Royen N. Temporal changes in coronary hyperemic and resting hemodynamic indices in nonculprit vessels of patients with ST-segment elevation myocardial infarction. JAMA Cardiol 2019;4:736–744. Google Scholar Crossref Pub Med.

9. Stone GW, Maehara A, Lansky AJ, de Bruyne B, Cristea E, Mintz GS, Mehran R, McPherson J, FarhatN,MarsoSP,PariseH,TemplinB,WhiteR,ZhangZ,SerruysPW; PROSPECT Investigators. A prospective natural-history study of coronary atherosclerosis. N Engl J Med 2011;364:226–235. Google Scholar Crossref Pub Med.

10. Xing L, Higuma T, Wang Z, Aguirre AD, Mizuno K, Takano M, Dauerman HL, Park S-J, Jang Y, Kim C-J, Kim S-J, Choi S-Y, Itoh T, Uemura S, Lowe H, Walters DL, Barlis P, Lee S, Lerman A, Toma C, Tan JWC, Yamamoto E, Bryniarski K, Dai J, Zanchin T, Zhang S, Yu B, Lee H, Fujimoto J, Fuster V,JangI-K. Clinical significance of lipid-rich plaque detected by optical coherence tomography: a 4-year follow-up study. J Am Coll Cardiol 2017;69:2502–2513. Google Scholar Crossref Pub Med.

Tải xuống

Đã Xuất bản

03-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Phương Anh, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Vai trò của phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm nhập trong quyết định can thiệp các tổn thương động mạch vành không thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 5–10. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.114

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>