Sử dụng thuốc chống đông uống không phải kháng vitamin K cho bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quị cao: Một số cập nhật 2016

Các tác giả

  • Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Quá trình phát triển của các thuốc chống đông uống không phải kháng vitamin K

Năm 2009 kết quả nghiên cứu RE-LY được công bố, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phòng ngừa đột quị ở bệnh nhân rung nhĩ bằng thuốc chống đông uống. Nghiên cứu trên 18.113 bệnh nhân rung nhĩ này cho thấy thuốc ức chế trực tiếp thrombin dabigatran ở liều 110 mg x 2/ngày có hiệu quả ngừa đột quị tương đương warfarin và ít gây chảy máu nặng hơn, và ở liều 150 mg x 2/ngày có hiệu quả ngừa đột quị cao hơn warfarin [1]. Một ưu điểm nổi bật của dabigatran là được dùng với liều cố định, không cần phải theo dõi định kỳ xét nghiệm đông máu như với warfarin. Đến tháng 9/2011 có 2 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế trực tiếp Xa đường uống trong phòng ngừa đột quị ở bệnh nhân rung nhĩ lần lượt được công bố là ROCKET AF và ARISTOTLE. Kết quả ROCKET AF cho thấy rivaroxaban có hiệu quả ngừa đột quị không thua kém warfarin và ít gây chảy máu nội sọ hơn [2]. Còn ARISTOTLE chứng tỏ apixaban có hiệu quả ngừa đột quị cao hơn warfarin và ít gây chảy máu hơn [3]. Tháng 11/2013 nghiên cứu ENGAGE AF-TIMI 48 được công bố, cho thấy thuốc ức chế trực tiếp Xa đường uống edoxaban ở cả 2 liều 30 mg và 60 mg đều có hiệu quả ngừa đột quị không thua kém warfarin và ít gây chảy máu nặng hơn so với warfarin [4].

Tài liệu tham khảo

1. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Yusuf S, et al, and the RE-LY Steering Committee and Investigators. Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2009;361:1139-1151.

2. Patel MR, Mahaffey KW, Garg J, et al, and the ROCKET AF Steering Committee, for the ROCKET AF Investigators. RivaroXaban versus warfarin in nonvalvular atrial fibrillation. N Engl J Med 2011;365:883- 891.

3. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJV, et al, for the ARISTOTLE Committees and Investigators. Apixaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2011;365:981-992.

4. Giugliano RP, Ruff CT, Braunwald E, et al, for the ENGAGE AF-TIMI 48 Investigators. EdoXaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2013;369:2093-2014.

5. Heidbuchel H, Verhamme P, Alings M, et al. EHRA Practical Guide on the use of new oral anticoagulants in patients with non-valvular atrial fibrillation: executive summary. Eur Heart J 2013;34:2094-2106.

6. Avezum A, Lopes RD, Schulte PJ, et al. Apixaban compared with warfarin in patients with atrial fibrillation and valvular heart disease: Findings from the ARISTOTLE trial. Circulation 2015;132624-632.

7. Ezekowitz MD, Parise H, Nagarakanti R, et al. Comparison of dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation and valvular heart disease: the RE-LY trial. J Am Coll Cardiol 2014;63(12,suppl):A325.

8. reithardt G, Baumgartner H, Berkowitz SD, et al. Clinical characteristics and outcomes with rivaroXaban vs warfarin in patients with non-valvular atrial fibrillation but native mitral and aortic valve disease participating in the ROCKET AF trial. Eur Heart J 2014;35:3377-3385.

9. Heidbuchel H, Verhamme P, Alings M, et al. Updated European Heart Rhythm Association Guide on the use of non-vitamin K antagonist anticoagulants in patients with non-valvular atrial fibrillation. Europace 2015;17:1467-1507.

10. Pollack CV, Reilly PA, Eikelboom J, et al. Idarucizumab for dabigatran reversal. N Engl J Med 2015. DOI:10.1056/NEJMoa502000.

11. FDA approves Praxbind, the first reversal agent for the anticoagulant Pradaxa. http://www.fda. gov/NewsEvents/Newsroom/PressAnnouncements/ucm467300.htm http://www.fda. gov/NewsEvents/Newsroom/PressAnnouncements/ucm467300.htm">

12. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D, et al. 2016 ESC Guidelines for the management of atrial fibrillation developed in collaboration with EACTS. Eur Heart J 2016. DOI:10.1093/eurheartj/ehw210.

13. Connolly SJ, Milling TJ, Eikelboom JW, et al, for the ANNEXA-4 Investigators. Andexanet alfa for acute major bleeding associated with factor Xa inhibitors. N Engl J Med 2016. DOI:10.1056/ NEJMoa1607887.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Hồ Huỳnh Quang Trí. (2016). Sử dụng thuốc chống đông uống không phải kháng vitamin K cho bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quị cao: Một số cập nhật 2016. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 22–27. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/492

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>