Vai trò của thông tim trong dự báo kết quả phẫu thuật Fontan

Các tác giả

  • Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Thế Cường Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Phạm Hữu Minh Nhựt Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở người bệnh tim bẩm sinh với một tâm thất chức năng, phẫu thuật Fontan được thực hiện nhằm dẫn toàn bộ máu tĩnh mạch hệ thống lên phổi một cách thụ động để cải thiện tình trạng tím và sửa chữa một cách gần bình thường sinh lý của hệ tuần hoàn. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá vai trò của thông tim trước mổ trong dự báo kết quả của phẫu thuật này tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: :Nghiên cứu quan sát trên những bệnh nhân được phẫu thuật Fontan tại Viện Tim từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2019. Các thông số được thu thập khi thông tim gồm áp lực trung bình trong động mạch phổi và chỉ số Nakata. Biến cố kết cục chính là tử vong trong 30 ngày hoặc phải nằm hồi sức kéo dài hơn 4 ngày liên quan với các rối loạn huyết động - hô hấp sau mổ.

Kết quả: Có 83 bệnh nhân gồm 40 nam và 43 nữ, tuổi trung vị 8 (min 3 tuổi; max 41 tuổi). Tất cả đều đã được phẫu thuật Glenn trước đó. Áp lực trung bình trong động mạch phổi trước mổ là 12,0 ± 2,9 mmHg (min 1 mmHg; max 16 mmHg). Chỉ số Nakata trung bình là 261,6 ± 89,8 mm2/m2 (min 92 mm2/m2; max 544,5 mm2/m2). 26 bệnh nhân (31,3%) có hở van nhĩ thất nặng phải sửa van kèm theo. Có 5 ca tử vong trong 30 ngày. 49 bệnh nhân (59%) hoặc chết trong 30 ngày hoặc phải nằm hồi sức kéo dài hơn 4 ngày. Phân tích bằng hồi qui logistic đa biến cho thấy chỉ số Nakata nhỏ hơn 220 mm2/m2 có liên quan với chết hoặc phải nằm hồi sức kéo dài (OR 5,022; KTC 95% 1,659 -15,204; P = 0,004).

Kết luận:Kích thước động mạch phổi thể hiện qua chỉ số Nakata có liên quan với diễn tiến hậu phẫu sớm sau phẫu thuật Fontan. Cần tính toán chỉ số Nakata khi thực hiện thông tim trước mổ.

Từ khóa:Tim một tâm thất chức năng; Phẫu thuật Fontan; Chỉ số Nakata.

Tài liệu tham khảo

1. Rychik J, Atz AM, Celermajer DS, et al. Evaluation and management of the child and adult with Fontan circulation. A scientific statement from the American Heart Association. Circulation 2019;140:e234-e284.

2. OvroutskiS,Alexi-MeskishviliV. Does the Nakata index predict outcome after Fontan operation? Eur J Cardiothorac Surg 2008;33:951.

3. LehnerA,SchuhA,HerrmannFEM,etal. Influence of pulmonary artery size on early outcome after the Fontan operation. Ann Thorac Surg 2014;97:1387-1393.

4. FontanF,FernandezG,CostaF,etal. The size of the pulmonary arteries and the results of the Fontan operation. J Thorac Cardiovasc Surg 1989;98:711-719.

5. Knott-CraigCJ,DanielsonGK,SchaffHV,etal. The modified Fontan operation. An analysis of risk factors for early postoperative death or takedown in 702 consecutive patients from one institution. J Thorac Cardiovasc Surg 1995;109:1237-1243.

6. SenzakiH,IsodaT,IshizawaA,etal. Reconsideration of criteria for the Fontan operation. Influence of pulmonary artery size on postoperative hemodynamics of the Fontan operation. Circulation 1994;89:266-271.

7. Nakata S, Imai Y, Takanashi Y, et al. A new method for the quantitative standardization of the cross-sectional areas of the pulmonary arteries in congenital heart diseases with decreased pulmonary blood flow. J Thorac Cardiovasc Surg 1984;88:610-619.

8. Adachi I, Yagihara T, Kagisaki K, et al. Preoperative small pulmonary artery did not affect the midterm results of Fontan operation. Eur J Cardiothorac Surg 2007;32:156-162.

9. HoseinR,AndrewJ,SimonP,etal. Factors influencing early and late outcome following the Fontan procedure in the current era. The “Two Commandments?”. Eur J Cardiothorac Surg 2007;31:344-353.

10. RogersL,GlatzA,RavishankarC,etal. 18 years of the Fontan operation at a single institution. J Am Coll Cardiol 2012;11:1018-1025.

11. Itatani K, Miyaji K, Nakahata Y, et al. The lower limit of the pulmonary artery index for the extracardiac Fontan circulation. J Thorac Cardiovasc Surg 2011;142:127-135.

12. RidderbosFJS,BonenkampBE,MeyerSL,etal. Pulmonary artery size is associated with functional clinical status in the Fontan circulation. Heart 2019. DOI:10.1136/heartjnl-2019-314972.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Hồ Huỳnh Quang Trí, Lê Thế Cường, & Phạm Hữu Minh Nhựt. (2023). Vai trò của thông tim trong dự báo kết quả phẫu thuật Fontan. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 71–75. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/217

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>