Ước tính và phân tầng nguy cơ tim mạch trong phòng ngừa tiên phát

Các tác giả

  • Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.115

Tóm tắt

ƯỚC TÍNH VÀ PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH ĐỂ LÀM GÌ?

Trong y văn hiện nay chúng ta thường gặp các cụm từ “ước tính nguy cơ” (risk estimation) và “phân tầng nguy cơ” (risk stratification). Trên thực tế, ước tính và phân tầng nguy cơ được các thầy thuốc lâm sàng thực hiện thường xuyên. Riêng trong lĩnh vực tim mạch học, việc ước tính và phân tầng nguy cơ được thực hiện trong nhiều tình huống khác nhau như: xử trí hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên, xác định thời gian dùng kháng kết tập tiểu cầu kép sau can thiệp mạch vành qua da, xử trí thuyên tắc phổi cấp, chỉ định phẫu thuật tim, phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ, phòng ngừa tiên phát bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (XVĐM). Có 2 lý do chính cho việc ước tính và phân tầng nguy cơ. Lý do thứ nhất là nguồn lực y tế (nhân lực, vật lực, tài lực) luôn có giới hạn, trong khi nhu cầu được chăm sóc của người bệnh thường rất lớn. Lý do thứ hai là nhiều biện pháp can thiệp có một tỷ lệ tai biến nguy hiểm nhất định, ví dụ xuất huyết nội sọ khi dùng các thuốc chống huyết khối. Trong các tình huống cấp cứu, việc ước tính và phân tầng nguy cơ giúp người thầy thuốc lọc ra những đối tượng có nguy cơ cao bị chết hoặc biến chứng nặng để ưu tiên can thiệp sớm và tích cực (bằng thuốc, thủ thuật hay phẫu thuật). Những người bệnh có nguy cơ thấp hơn sẽ được can thiệp trì hoãn hay chương trình hoặc không cần can thiệp. Mặt khác, việc phân tầng nguy cơ cũng giúp người thầy thuốc lọc ra những đối tượng có nguy cơ cao bị chết hoặc biến chứng nặng sẽ hưởng lợi từ biện pháp can thiệp dự phòng ngay cả khi biện pháp này có một tỷ lệ tai biến nguy hiểm nhất định.

Tài liệu tham khảo

1. ArnettDK,BlumenthalRS,AlbertMA,etal. 2019 ACC/AHA Guideline on the primary prevention of cardiovascular disease: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines. Circulation 2019;140:e596-e646.

2. MachF,BaigentC,CatapanoAL, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk. Eur Heart J 2020;41:111-188.

3. WilsonPWF,D’AgostinoRB, Levy D, et al. Prediction of coronary heart disease using risk factor categories. Circulation 1998;97:1837-1847.

4. D’Agostino RB, Vasan RS, Pencina MJ, et al. General cardiovascular risk profile for use in primary care: The Framingham Heart Study. Circulation 2008;117:743-753.

5. GoffDC,Lloyd-JonesDM,BennettG,etal. 2013 ACC/AHA Guideline on the assessment of cardiovascular risk. J Am Coll Cardiol (2014), doi:10.1016/j.jacc.2013.11.005.

6. Conroy RM, Pyorala K, Fitzgerald AP, et al. Estimation of ten-year risk of fatal cardiovascular disease in Europe: the SCORE project. Eur Heart J 2003;24:987-1003.

7. Prevention of cardiovascular disease: Guidelines for assessment and management of cardiovascular risk. Geneva, Switzerland: World Health Organization, 2007.

8. Cooney MT, Dudina AL, Graham IM. Value and limitations of existing scores for the assessment of cardiovascular risk. J Am Coll Cardiol 2009;54:1209-1227.

9. CooneyMT,DudinaA,D’AgostinoR,GrahamIM. Cardiovascular risk-estimation systems in primary prevention: Do they differ? Do they make a difference? Can we see the future? Circulation 2010;122:300-310.

10. LiuJ,HongY,D’AgostinoRB,etal. Predictive value for the Chinese population of the Framingham CHD risk assessment tool compared with the Chinese Multi-provincial Cohort Study. JAMA 2004;291:2591-2599.

11. Anand S, Islam S, Rosengren A, et al. Risk factors for myocardial infarction in women and men: insights from the INTERHEART study. Eur Heart J 2008;29:932-940.

12. HộiTimmạchhọcViệtNam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015.

13. Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2006-2010, Bộ Y tế Việt Nam. Hà Nội 2011, tr.14.

Tải xuống

Đã Xuất bản

03-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Hồ Huỳnh Quang Trí. (2023). Ước tính và phân tầng nguy cơ tim mạch trong phòng ngừa tiên phát. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 11–16. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.115

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>