Chỉ số Tei thất phải trên siêu âm Doppler mô cơ tim và mối liên quan với vị trí tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau dưới

Các tác giả

  • Lò Thành Sơn Anh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim (NMCT) sau dưới chiếm khoảng 40- 50% trong số bệnh nhân NMCT có ST chênh lên. Ở bệnh nhân NMCT thành dưới cấp tính, ĐMV thủ phạm thường là ĐMV phải (RCA) (chiếm 80%), một số ít là động mạch mũ [1]. Tắc cấp tính đoạn gần của RCA trước chỗ xuất phát của nhánh rìa (marginal) thường dẫn đến nhồi máu thất phải [2]. Những bệnh nhân gặp trường hợp này thường có nguy cơ cao bị sốc tim, rối loạn nhịp và tử vong [3]. Vì vậy việc xác định vị trí ĐMV thủ phạm là rất quan trọng đối với phân tầng nguy cơ và tối ưu hóa các chiến lược điều trị cho bệnh nhân NMCT thành dưới cấp tính.

Những năm gần đây, trên thế giới đã có một số nghiên cứu tìm hiểu vai trò của một số thông số đánh giá chức năng thất phải trên SAT (như chỉ số TAPSE, chỉ số Tei thất phải, chỉ số E/E’...) trong việc dự đoán tắc đoạn gần ĐMV phải ở bệnh nhân NMCT thành dưới [4]. Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chỉ số Tei thất phải trong đánh giá chức năng thất phải nhưng chưa chỉ ra giá trị của chỉ số Tei thất phải trong dự báo vị trí tắc ĐMV ở bệnh nhân NMCT sau dưới trong SAT. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát chỉ số Tei thất phải trên siêu âm Doppler mô cơ tim và xác định mối liên quan giữa chỉ số này với vị trí tổn thương ĐMV ở bệnh nhân NMCT sau dưới.

Tài liệu tham khảo

1. M.H. El Sebaie và O. El Khateeb (2016). Right ventricular echocardiographic parameters for prediction of proximal right coronary artery lesion in patients with inferior wall myocardial infarction. Journal of the Saudi Heart Association, 28(2), 73-80.

2. G. N. Rajesh, D. Raju, D. Nandan, et al (2013). Echocardiographic assessment of right ventricular function in inferior wall myocardial infarction and angiographic correlation to proximal right coronary artery stenosis. Indian heart journal, 65(5), 522-528.

3. A. E. Braunwald E, Beasley JW, et al (2002). ACC/AHA 2002 guideline update for the management of patients with unstable angina and non-ST-segment elevation myocardial infarction summary article: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association task force on practice guidelines (Committee on the Management of Patients With Unstable Angina). J Am Coll Cardiol, 40, 1366-1374.

4. T. J. E. S. o. C. A. C. o. C. C. f. t. r. o. m. infarction (2000). Myocardial infarction redefined--a consensus document of The Joint European Society of Cardiology/American College of Cardiology Committee for the redefinition of myocardial infarction. J Am Coll Cardiol, 36, 959-969.

5. Pavan Bhat, Alexandra Dretler, Mark Gdowski và cộng sự (2016). The Washington Manual of Medical Therapeutics 35th edition.

6. A. FS (1999). Tissue specificity of cardiac troponin I, cardiac troponin T and creatine kinase-MB. Clin Chim Acta, 284, 151.

7. Q. H. Apple FS, Doyle PJ, et al (2003). Plasma 99th percentile reference limits for cardiac troponin and creatine kinase MB mass for use with European Society of Cardiology/American College of Cardiology consensus recommendations. Clin Chem, 49, 1331.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-01-2019

Cách trích dẫn

Lò Thành Sơn Anh, & Nguyễn Thị Bạch Yến. (2019). Chỉ số Tei thất phải trên siêu âm Doppler mô cơ tim và mối liên quan với vị trí tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau dưới. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (86), 78–83. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/396

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>