Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Ái Vân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoàng Thị Lâm Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tử vong do tim mạch là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống(SLE). Ở bệnh nhân lupus ngoài yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống còn có các yếu tố liên quan đến bệnh.

Mục tiêu: Xác định mức độ phổ biến của các yếu tố nguy cơ tim mạch và tìm mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với mức độ hoạt động của bệnh SLE.

Phương pháp: Nghiên cứu 117 bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, phương pháp mô tả cắt ngang.

Kết quả: 82,7% bệnh nhân là nữ; tuổi trung bình: 37,5 ± 12,7; tỷ lệ THA: 44,4 %; ĐTĐ: 8,6%; RLMM: 93,2%; Hút thuốc: 9,4%; BMI: 19,2± 2,5kg/m2; thời gian mắc bệnh: 4,8 ± 3,5năm; Điểm SLEDAI:11,6 ± 3,1; hs-CRP: 23,2 ± 49,8mg/l trong đó CRP≥ 2mg/l chiếm 63,3%; Fibrinogen 4,0 ± 1,7 g/l; Protein niệu 24h: 2,0 ± 2,6 g/l; 100% dùng corticoid với liều corticoid trung bình: 10,4 ± 5,8mg/ngày; 85,5% sử dung Hydroxychloroquine; tỷ lệ giảm C3, C4: 65%, 46,2%; albumin máu giảm chiếm 79,4%; tỷ lệ thiếu máu:76,1%. Có tương quan thuận giữa tăng huyết áp và thời gian mắc bệnh (p=0,016, r= 0,22).Tương quan giữa rối loạn lipid máu và mức độ hoạt động bệnh (p=0,015; r=0,45). Tương quan thuận giữa cholesterol toàn phần (p=0.03, r=0,41), triglycerid (p=0,03, r=0,49); LDL-C (p=0,05, r=0,36), tương quan nghịch: HDL-C (p=0,04;r= -0,39 với mức độ hoạt động bệnh. Tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP (p=0,017; r=0,22), fibrinogen (p=0,045; r=0,43) và protein niệu (p=0,01; r=0,23) với mức độ hoạt động bệnh. Tương quan thuận giữa protein niệu với liều corticoid (p=0,04, r=0,15).

Kết luận: Bệnh nhân SLE có tỷ lệ mắc nguy cơ tim mạch cao, đặc biệt các yếu tố liên quan đến bệnh vì vậy điều trị phòng đợt hoạt động của bệnh cũng góp phần phòng bệnh tim mạch.

Từ khóa: Yếu tố nguy cơ tim mạch, lupus ban đỏ hệ thống, mức độ hoạt động bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. J.Nossent,N.Cikes,E.Kiss,etal., Current causes of death in systemic lupus erythematosus in Europe, 2000–2004: relation to disease activity and damage accrual, Lupus 16 (5) (2007) 309–317.

2. Calvo-Alen, S.M. Toloza, M. Fernandez, et al., Systemic lupus erythematosus in a multiethnic US cohort (LUMINA) XXV. Smoking, older age, disease activity, lupus anticoagulant, and glucocorticoid dose as risk factors for e occurrence of venous thrombosis in lupus patients, Arthritis & Rheumatism 52 (2005) 2060–2068.

3. ĐỗThúyVân, luận văn thạc sỹ y khoa “nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu với mức độ hoạt động của bệnh lupus ban đỏ hệ thông” (2017) Trang 67-70.

4. SiricheepchaiyanW,NarongroeknawinP.,PakchotanonR.Etal. (2016). Lupus Damage and Waist Circumference as the Independent Risk Factors for Cardiovascular Disease in SLE Patients from Phramongkutklao Hospital. J Med Assoc Thai, 99(3), 290–300.

5. BalloccaF.,D’AscenzoF.,MorettiC.,etal.(2015). Predictors of cardiovascular events in patients with systemic lupus erythematosus (SLE): a systematic review and meta-analysis. EurJPrevCardiol, 22(11), 1435–1441.

6. Bruce I.N., Urowitz M.B., Gladman D.D. et al. (2003). Risk factors for coronary heart disease in women with systemic lupus erythematosus: The Toronto Risk Factor Study: Coronary Risk Factors in Women with SLE. Arthritis & Rheumatism, 48(11), 3159–3167.

7. HeC.,ShiW.,YeZ,etal.(2011). Cardiovascularrisk profileinsystemic lupus erythematosus: a cross-sectional study of 879 patients. Nan Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao, 31(11), 1910–191.

8. MokC.,BirminghamD.J.,HoL.Y.,etal. (2013). High sensitivity C-reactive protein, disease activity and cardiovascular risk factors in systemic lupus erythematosus. ArthritisCareRes(Hoboken), 65(3), 441–447.

9. McMahonM.,HahnB.H.,andSkaggsB.J.(2011). Systemic lupus erythematosus and cardiovascular disease: prediction and potential for therapeutic intervention. ExpertRevClinImmunol, 7(2), 227–241.

10. Roman M.J., Shanker B.-A., Davis A., et al. (2003). Prevalence and correlates of accelerated atherosclerosis in systemic lupus erythematosus. N Engl J Med, 349(25), 2399–2406.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Ái Vân, Nguyễn Thị Bạch Yến, & Hoàng Thị Lâm. (2023). Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 111–117. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/247

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>