Vai trò của tư vấn giáo dục sức khỏe trực tiếp trong kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn

Các tác giả

  • Cao Thị Thiện Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thúy Hạnh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lương Thị Nga Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Cao Hồng Ngọc Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Vân Anh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội

Tóm tắt

Mục Tiêu: So sánh kết quả kiểm soát huyết áp sau 03 tháng can thiệp giữa nhóm bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị thường quy so với nhóm điều trị thường quy kèm thêm tư vấn trực tiếp của nhân viên y tế tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với thời gian theo dõi 03 tháng tại bệnh viện huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 170 bệnh nhân THA đang được điều trị ngoại trú và huyết áp chưa được kiểm soát được (HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg) được phân vào 2 nhóm, nhóm can thiệp tư vấn trực tiếp của nhân viên y tế (85 bệnh nhân) và nhóm chăm sóc thường quy (85 bệnh nhân). Bệnh nhân nhóm can thiệp tái khám định kỳ theo thường quy và được nhân viên y tế tư vấn mỗi tháng một lần, nội dung bao gồm: đo huyết áp, đánh giá thực hành thay đổi lối sống, ước tính tuân thủ thuốc và giáo dục cho bệnh nhân về bệnh tật, cách điều trị và thay đổi lối sống thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi KAP (đánh giá hiểu biết và thực hành lối sống), thang điểm Morisky 8 câu hỏi (để đánh giá tuân thủ điều trị), bộ tranh lật (để tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân nhóm can thiệp). Bệnh

nhân nhóm chứng được tái khám định kỳ như thường quy mà không có sự tư vấn sâu của nhân viên y tế. Kết cục chính là sự khác biệt về huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm theo dõi 03 tháng.

Kết quả: So với nhóm chứng, tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở nhóm can thiệp cao hơn ở cả 3 thời điểm sau can thiệp 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, tuy nhiên sự khác biệt ở 2 thời điểm cuối chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Hiệu số HATT và HATr trước – sau can thiệp ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (14,2 ± 16,8 và 4,3 ± 13,9 so với 12,4 ± 18,7 và 2,9 ±12,8, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ở nhóm có tư vấn của nhân viên y tế tăng lên so với trước can thiệp, cao hơn so với nhóm chăm sóc thường quy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết luận: Tư vấn của nhân viên y tế đã làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương nhiều hơn so trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, sự can thiệp làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA không kiểm soát được so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Từ khóa: Tăng huyết áp, tuân thủ

Tài liệu tham khảo

1. Zhou B, Carrillo-Larco RM, Danaei G, et al. Worldwide trends in hypertension prevalence and progress in treatment and control from 1990 to 2019: a pooled analysis of 1201 population-representative studies with 104 million participants. The Lancet. 2021;398(10304):957-980.

2. Danon-Hersch N, Marques-Vidal P, Bovet P, et al. Prevalence, awareness, treatment and control of high blood pressure in a Swiss city general population: the CoLaus study. Eur J Cardiovasc Prev Rehabil. Feb 2009;16(1):66-72. doi:10.1097/HJR.0b013e32831e9511

3. 4 Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey (J Hum Hypertens) pp.268 - 280 (2012).

4. Williams B, Mancia G, Spiering W, et al. 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. Eur Heart J. Sep 1 2018;39(33):3021-3104. doi:10.1093/eurheartj/ehy339

5. Ministry of Health. Hypertension. Documentation to support counseling of hypertensive patients. Cardiovascular disease prevention project. Vietnam National Heart Association. 2020;

6. Ministry of Health. Living with high blood pressure. Handbook for patients with hypertension. Cardiovascular disease prevention project.Vietnam National Heart Association. 2020;

7. Delavar F, Pashaeypoor S, Negarandeh R. The effects of self-management education tailored to health literacy on medication adherence and blood pressure control among elderly people with primary hypertension: A randomized controlled trial. Patient education and counseling. 2020;103(2):336-342.

8. Beune EJ, Moll van Charante EP, Beem L, et al. Culturally adapted hypertension education (CAHE) to improve blood pressure control and treatment adherence in patients of African origin with uncontrolled hypertension: cluster-randomized trial. PloS one. 2014;9(3):e90103.

9. Le Quang Tho. Evaluation of the effectiveness of interventions in the management of hypertension in Ha Hoa district, Phu Tho province. Doctor of Medicine Thesis. 2019;

10. Bosworth HB, Olsen MK, Gentry P, et al. Nurse administered telephone intervention for blood pressure control: a patient-tailored multifactorial intervention. Patient education and counseling. 2005;57(1):5-14.

11. Ministry of Health. Evaluation of intervention results to improve blood pressure monitoring practice and treatment adherence in hypertensive people over 50 years old in Tien Hai district, Thai Binh province. 2017.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-09-2022

Cách trích dẫn

Cao Thị Thiện, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Lương Thị Nga, Cao Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Vân Anh, & Nguyễn Thị Bạch Yến. (2022). Vai trò của tư vấn giáo dục sức khỏe trực tiếp trong kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (101), 44–52. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/336

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>