Nghiên cứu các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất có nguồn gốc từ đường ra thất trái và đường ra thất phải

Các tác giả

  • Đặng Việt Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Văn Đồng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Lân Hiếu Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Điện tâm đồ bề mặt là thăm dò đơn giản nhưng có giá trị trong chẩn đoán vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất (NTTT/ NNT) từ đường ra tâm thất. Nghiên cứu này nằm so sánh đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của NTTT/ NNT khởi phát từ đường ra thất phải (ĐRTP) và đường ra thất trái (ĐRTT), đồng thời đánh giá giá trị chẩn đoán của một số tiêu chuẩn hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên các bệnh nhân NTTT/ NTT vô căn có chỉ định điều trị RF tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018. Bệnh nhân được làm điện tâm đồ trước can thiệp với 12 chuyển đạo tiêu chuẩn và 2 chuyển đạo sau lưng (V4, V8), các thông số ghi nhận bao gồm: chỉ số thời gian sóng R, chỉ số biên độ R/S, chỉ số V2S/ V3R, tỷ số chuyển tiếp V2, chỉ số TZ index, tỷ lệ V4/ V8, chỉ số V4/V8. Vị trí chuyển tiếp của nhịp xoang và NTTT được ghi nhận và quy đổi sang chỉ số TZ score; dựa theo TZ score nhịp xoang để xác định tư thế tim: xoay ngược chiều kim đồng hồ (NCKĐH), trung gian, theo chiều kim đồng hồ (CKĐH). Giá trị chẩn đoán của các thông số được đánh giá bởi phân tích ROC, so sánh diện tích dưới đường cong, độ nhạy, độ đặc hiệu của các tiêu chuẩn.

Kết quả: 71 bệnh nhân được triệt đốt NTTT/ NNT thành công trong nghiên cứu, trong đó 52 bệnh nhân có NTTT khởi phát từ ĐRTP, 19 bệnh nhân khởi phát từ ĐRTT. Các chỉ số thời gian sóng R, chỉ số biên độ R/S, chỉ số chuyển tiếp V2, tỷ lệ V4/V8, chỉ số V4/V8 ở nhóm ĐRTT lớn hơn nhóm ĐRTP có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số V2S/V3R, chỉ số TZ index ở nhóm ĐRTT nhỏ hơn nhóm ĐRTP có ý nghĩa thống kê. TZ score của NTTT ở nhóm tim NCKĐH thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tim tư thế trung gian ở các bệnh nhân NTTT khởi phát từ ĐRTP, nhưng không có khác biệt giữa các tư thế ở nhóm ĐRTT. Các thông số đều có giá trị chẩn đoán phân biệt ở nhóm nghiên cứu nói chung, tuy nhiên chỉ số biên độ R/S và chỉ số V2S/V3R không thể hiện giá trị chẩn đoán ở các bệnh nhân chuyển tiếp tại V3 và tim xoay khỏi vị trí trung gian.

Kết luận: Các thông số về thời gian, biên độ sóng và đặc điểm chuyển tiếp trê điện tâm đồ bề mặt có giá trị chẩn đoán phân biệt NTTT/NNT khởi phát từ ĐRTP và ĐRTT, tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong chẩn đoán ở các trường hợp chuyển tiếp tại V3 hoặc tim xoay khỏi tư thế trung gian.

Tài liệu tham khảo

1. Lerman B.B. (2015). Outflow tract ventricular arrhythmias: An update. Trends Cardiovasc Med, 25(6), 550–558.

2. Priori S.G., Blomström-Lundqvist C., Mazzanti A. và cộng sự. (2015). 2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac deathThe Task Force for the Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). Eur Heart J, 36(41), 2793–2867.

3. Phan Đình Phong và Phạm Quốc Khánh (2014). Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (64), 61–76.

4. Tanner H., Hindricks G., Schirdewahn P. và cộng sự. (2005). Outflow tract tachycardia with R/S transition in lead V3. J Am Coll Cardiol, 45(3), 418–423.

5. Ouyang F., Fotuhi P., Ho S.Y. và cộng sự. (2002). Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation. J Am Coll Cardiol, 39(3), 500–508.

6. Betensky B.P., Park R.E., Marchlinski F.E. và cộng sự. (2011). The V2 Transition Ratio. J Am Coll Cardiol, 57(22), 2255–2262.

7. Yoshida N., Yamada T., Mcelderry H.T. và cộng sự. (2014). A Novel Electrocardiographic Criterion for Differentiating a Left from Right Ventricular Outflow Tract Tachycardia Origin: The V2S/V3R Index. J Cardiovasc Electrophysiol, 25(7), 747–753.

8. Yoshida N., Inden Y., Uchikawa T. và cộng sự. (2011). Novel transitional zone index allows more accurate differentiation between idiopathic right ventricular outflow tract and aortic sinus cusp ventricular arrhythmias. Heart Rhythm, 8(3), 349–356.

9. Zhang F., Hamon D., Fang Z. và cộng sự. (2017). Value of a Posterior Electrocardiographic Lead for Localization of Ventricular Outflow Tract Arrhythmias. JACC Clin Electrophysiol.

10. Tan E.S.J., Yap J., Xu C.F. và cộng sự. (2016). Association of Age, Sex, Body Size and Ethnicity with Electrocardiographic Values in Community-based Older Asian Adults. Heart Lung Circ, 25(7), 705–711.

11. Ouyang F., Fotuhi P., Ho S.Y. và cộng sự. (2002). Repetitive monomorphic ventricular tachycardia originating from the aortic sinus cusp: Electrocardiographic characterization for guiding catheter ablation. J Am Coll Cardiol, 39(3), 500–508.

12. Jiao Z.Y., Li Y.B., Mao J. và cộng sự. (2016). Differentiating origins of outflow tract ventricular arrhythmias: a comparison of three different electrocardiographic algorithms. Braz J Med Biol Res, 49(5).

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-01-2019

Cách trích dẫn

Đặng Việt Phong, Trần Văn Đồng, & Nguyễn Lân Hiếu. (2019). Nghiên cứu các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất có nguồn gốc từ đường ra thất trái và đường ra thất phải. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (86), 41–49. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/391

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>