Đánh giá tổn thương động mạch vành đi kèm trên bệnh nhân cầu cơ động mạch vành bằng siêu âm trong lòng mạch

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thành Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Lân Hiếu Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Mạnh Hùng Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Tổng quan: Cầu cơ gần đây đã được một số nghiên cứu nước ngoài chứng minh gây thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa ở gần cầu cơ, tuy vậy cơ chế vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số đặc điểm của cầu cơ liên quan đến mảng xơ vữa thông qua đánh giá bằng siêu âm trong lòng mạch.

Mục tiêu: Đánh giá tổn thương động mạch vành đi kèm trên bệnh nhân có cầu cơ động mạch vành bằng siêu âm trong lòng mạch.

Phương pháp:Từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019, tại Viện Tim mạch Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 50 bệnh nhân có cầu cơ và được tiến hành siêu âm trong lòng mạch động mạch liên thất trước. Thu thập tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và thu thập các số đo bằng máy siêu âm trong lòng mạch.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 64.16±8.88, nam giới chiếm 60%. Về yếu tố nguy cơ, 86% bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch trở lên, trong đó có 2 bệnh nhân có 6 yếu tố nguy cơ tim mạch. Về điện tâm đồ có 24 bệnh nhân có biến đổi ST-T trên điện tâm đồ, có một bệnh nhân điện tâm đồ ghi nhân BAV2 Mobitz 2, có 4 bệnh nhân ghi nhận block nhánh phải, 1 bệnh nhân có block nhánh trái. Vị trí cầu cơ thường gặp nhất là ĐMLTT đoạn 2. Chiều dài cầu cơ trung bình là 21.25±5.89 mm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy động mạch đường hầm thường không có tổn thương xơ vữa có ý nghĩa và cầu cơ ĐMV là 1 yếu tố làm tăng tỷ lệ xơ vữa đoạn gần cầu cơ. Khoảng cách từ lỗ vào cầu cơ đến đoạn xơ vữa lớn nhất thường khoảng 20 mm. Mức độ chèn ép động mạch có mối tương quan ý nghĩa với gánh nặng tối đa của mảng xơ vữa đoạn gần ĐMLTT.

Kết luận:Trong các bệnh nhân có cầu cơ ở động mạch liên thất trước, mức độ nén động mạch có liên quan tới gánh nặng của mảng xơ vữa nằm gần cầu cơ.

Từ khóa: cầu cơ, động mạch liên thất trước, siêu âm trong lòng mạch.

Tài liệu tham khảo

1. AngeliniP.,TrivellatoM.,DonisJ.,etal.(1983). Myocardial bridges: a review. ProgCardiovascDis, 26(1), 75-88.

2. MöhlenkampStefan,HortWaldemar,GeJunbo,etal.(2002). Update on Myocardial Bridging. Circulation, 106(20), 2616-2622.

3. AlegriaJ.R.,HerrmannJ.,HolmesD.R.,etal.(2005). Myocardial bridging. Eur Heart J, 26(12), 1159-1168.

4. Dulk K.D., Brugada P., Braat S., et al. (1983). Myocardial bridging as a cause of paroxysmal atrioventricular block. J Am Coll Cardiol, 1(3), 965-969.

5. KalariaV.G.,KoradiaN.,andBreallJ.A.(2002). Myocardial bridge: A clinical review. Catheter CardiovascInterv, 57(4), 552-556.

6. Tio R.A., Van Gelder I.C., Boonstra P.W., et al. (1997). Myocardial bridging in a survivor of sudden cardiac near-death: role of intracoronary doppler flow measurements and angiography during dobutamine stress in the clinical evaluation. HeartBrCardSoc, 77(3), 280-282.

7. AngeliniP.,TrivellatoM.,DonisJ.,etal.(1983). Myocardial bridges: a review. ProgCardiovascDis, 26(1), 75-88.

8. Đỗ Thị Thùy Ninh (2015). Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có cầu cơ động mạch vành. .

9. YamadaR.,TremmelJ.A.,TanakaS.,etal.(2016). Functional Versus Anatomic Assessment of Myocardial Bridging by Intravascular Ultrasound: Impact of Arterial Compression on Proximal Atherosclerotic Plaque. JAmHeartAssoc, 5(4).

10. Poláček P. (1961). Relation of myocardial bridges and loops on the coronary arteries to coronary occlusions. Am Heart J, 61(1), 44-52.

11. Ishikawa Y., Akasaka Y., Ito K., et al. (2006). Significance of anatomical properties of myocardial bridge on atherosclerosis evolution in the left anterior descending coronary artery. Atherosclerosis, 186(2), 380-389.

12. Ishikawa Y., Ishii T., Asuwa N., et al. (1997). Absence of atherosclerosis evolution in the coronary arterial segment covered by myocardial tissue in cholesterol-fed rabbits. VirchowsArch, 430(2), 163-171.

13. Ishii A. and Masuda I. (1998). The effects of a myocardial bridge on coronary atherosclerosis and ischaemia. 6.

14. Masuda T., Ishikawa Y., Akasaka Y., et al. (2001). The effect of myocardial bridging of the coronary artery on vasoactive agents and atherosclerosis localization. J Pathol, 193(3), 408-414.

15. ToriiS.,VirmaniR.,andFinnA.(2018). Myocardial Bridge and the Progression of Atherosclerotic Plaque in the Proximal Segment. ArteriosclerThrombVascBiol, 38(6), 1250-1251.

16. DuyguH.,ZoghiM.,NalbantgilS.,etal.(2007). Myocardial bridge: a bridge to atherosclerosis. AnadoluKardiyolDergAKDAnatolJCardiol, 7(1), 12-16.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Thành, Phạm Nhật Minh, Nguyễn Lân Hiếu, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Đánh giá tổn thương động mạch vành đi kèm trên bệnh nhân cầu cơ động mạch vành bằng siêu âm trong lòng mạch. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 42–47. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/213

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 > >>