Giá trị của thang điểm siêu âm Doppler tim phổi (EF, TAPSE, UCL) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

Các tác giả

  • Lê Tuấn Thành Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Ngọc Tân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang
  • Giáp Minh Nguyệt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu trên thế giới so sánh giá trị tiên lượng của thang điểm siêu âm Doppler tim phổi ECOscore (gồm 3 thông số EF, TAPSE, ULCs) với thang điểm TIMI và GRACE ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Các nghiên cứu đó đã chỉ ra thang điểm siêu âm Doppler tim phổi có giá trị tiên lượng các biến cố tốt hơn hai thang điểm TIMI và GRACE. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về vấn đề này.

Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị tiên lượng biến cố chính và tử vong trong 3 tháng đầu của thang điểm ECOscore ở bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên.

Đối tượng và phương pháp: 134 bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh, lần đầu, được làm siêu âm Doppler tim-phổi tại thời điểm trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện, trước hoặc sau can thiệp mạch vành. Thu thấp các thông số lâm sàng, phân loại bệnh nhân theo các thang điểm ECOscore. Bệnh nhân được theo dõi các biến cố tử vong, tái nhập viện, tái nhồi máu cơ tim tại bệnh viện và sau ra viện 3 tháng. Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong, tái nhập viện và biến cố gộp (tử vong và tái nhập viện) của thang điểm ECOscore.

Kết quả: Trong 134 BN, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu có 15 BN tử vong, 50 bệnh nhân tái nhập viện vì suy tim (46BN) và rối loạn nhịp (4BN), tổng số BN có biến cố gộp là 65 BN. Thang điểm ECOscore với điểm cắt là 6 có giá trị lượng tử vong, tái nhập viện và biến cố gộp sau 3 tháng (với độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong lần lượt là 86,67%, 64,71%, AUC 0,793; 70,59%; 77,11%, AUC 0,753 và 75%, 90 %, AUC 0,857).

Tài liệu tham khảo

1. M. R. Law, Watt, H. C., & Wald, N. J. ( 2002), “The underlying risk of death after myocardial infarction in the absence of treatment”, Archives of internal medicine, 162 (21), tr. 2405-2410.

2. Thomas Killip và John T Kimball (1967), “Treatment of myocardial infarction in a coronary care unit: a two year experience with 250 patients”, American Journal of Cardiology, 20(4), tr. 457-464.

3. Serge Masson, Roberto Latini, Inder S Anand và các cộng sự. (2006), “Direct comparison of B-type natriuretic peptide (BNP) and amino-terminal proBNP in a large population of patients with chronic and symptomatic heart failure: the Valsartan Heart Failure (Val-HeFT) data”, Clinical chemistry, 52(8), tr. 1528-1538.

4. Elizabet Méndez-Eirín, Xacobe Flores-Ríos, Fernando García-López và các cộng sự. (2012), “Comparison of the prognostic predictive value of the TIMI, PAMI, CADILLAC, and GRACE risk scores in STEACS undergoing primary or rescue PCI”, Revista Española de Cardiología (English Edition), 65(3), tr. 227-233.

5. Gigliola Bedetti, Luna Gargani, Rosa Sicari và các cộng sự. (2010), “Comparison of prognostic value of echocardiacgraphic risk score with the Thrombolysis in Myocardial Infarction (TIMI) and Global Registry in Acute Coronary Events (GRACE) risk scores in acute coronary syndrome”, The American journal of cardiology, 106(12), tr. 1709-1716.

6. H. Baumgartner J. J. Bax, C. Ceconi và cộng sự (2012), “Third universal definition of myocardial infarction”, Journal of the American College of Cardiology, 60 (16), tr. 1581-1598.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-04-2019

Cách trích dẫn

Lê Tuấn Thành, Phạm Ngọc Tân, Giáp Minh Nguyệt, & Nguyễn Thị Bạch Yến. (2019). Giá trị của thang điểm siêu âm Doppler tim phổi (EF, TAPSE, UCL) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (87), 33–38. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/375

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>