VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐẠO LEWIS TRONG PHÁT HIỆN DẤU HIỆU PHÂN LY NHĨ THẤT KHI TẠO NHỊP THẤT TẦN SỐ NHANH

Các tác giả

  • Trần Tuấn Việt Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Lân Hiếu Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trịnh Thị Hà My Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.265

Từ khóa:

Chuyển đạo Lewis, nhịp nhanh QRS giãn rộng, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất

Tóm tắt

Cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng (WCT) là một rối loạn nhịp thường gặp trên lâm sàng, đòi hỏi chẩn đoán nhanh, chính xác. Dấu hiệu phân ly nhĩ thất là một dấu hiệu của nhịp nhanh thất (VT), được sử dụng để chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng. Phương pháp sử dụng chuyển đạo Lewis đơn giản và nhanh nhằm phát phát hiện được hoạt động sóng nhĩ và mối quan hệ với hoạt động sóng thất, từ đó giúp chẩn đoán rối loạn nhịp chính xác hơn. Nghiên cứu được thực hiện trên 43 bệnh nhân được tiến hành thăm dò điện sinh lý (EPS), sử dụng catheter kích thích tại vị trí mỏm thất phải và đường ra thất phải, xác định thời điểm phân ly nhĩ thất tạo ra một VT mô phỏng khi kích thích tại mỏm thất phải và đường ra thất phải tại CL 400 ms, 380 ms, 350 ms, 330 ms, 320 ms, 300 ms. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phát hiện phân ly nhĩ thất khi tạo nhịp thất tại mỏm thất phải và đường ra thất phải trên chuyển đạo Lewis đều lớn hơn 12 chuyển đạo tiêu chuẩn trên mọi tần số với p<0.05. Tỷ lệ phát hiện phân ly nhĩ thất khi tạo nhịp thất tại mỏm thất phải và đường ra thất phải trên chuyển đạo Lewis không có sự khác biệt, p>0,05. Kết luận chuyển đạo Lewis có thể phát hiện được phân ly nhĩ thất tốt hơn 12 chuyển đạo tiêu chuẩn. Từ kết quả trên, chúng tôi đề xuất đánh giá thêm điện tâm đồ của chuyển đạo Lewis bên cạnh điện tâm đồ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn để chẩn đoán phân biệt WCT.

Tài liệu tham khảo

Miller JM, Das MK. Differential diagnosis for wide QRS complex tachycardia. In: Cardiac electrophysiology: From cell to bedside. 5th Edition. Saunders, Elsevier; 2009:823-830.

Issa ZF, Miller JM, Zipes DP. Approach to wide QRS complex tachycardias. In: Clinical arrhythmology and electrophysiology. 2nd Edition. Saunders, Elsevier; 2012:499-511.

Vereckei A, Duray G, Szenasi G, Altemose GT, Miller JM. Application of a new algorithm in the differential diagnosis of wide QRS complex tachycardia. European Heart Journal. 2006;28(5):589-600.

Pava LF, Perafán P, Badiel M, et al. R-wave peak time at DII: A new criterion for differentiating between wide complex QRS tachycardias. Heart Rhythm. 2010;7(7):922-926.

Brugada P, Brugada J, Mont L, et al. A new approach to the differential diagnosis of a regular tachycardia with a wide QRS complex. Circulation. 1991;83:1649–1659.

Wellens HJJ. Wide QRS tachycardia. In: The ECG in Emergency Decision Making. 2nd ed. St Louis, Mo: Saunders Elsevier; 2006: 128–157.

Kastor JA, Horowitz LN, Harken AH, et al. Clinical electrophysiology of ventricular tachycardia. N Engl J Med. 1981;304:1004–1019.

Blomström-Lundqvist C, Scheinman MM, Aliot EM, et al. ACC/AHA/ESC Guidelines for the Management of Patients With Supraventricular Arrhythmias—Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the European Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to Develop Guidelines for the Management of Patients With Supraventricular Arrhythmias). Circulation. 2003;108(15):1871-1909.

K.B. Hudson, W.J. Brady, T.C. Chan, M. Pollack, R.A. Harrigan, Electrocardiographic manifestations: ventricular tachycardia, J. Emerg. Med. 25 (2003) 303–314.

A.L. Bakker, G. Nijkerk, B.E. Groenemeijer, R.A. Waalewijn, E.M. Koomen, R.L. Braam, H.J. Wellens, The Lewis lead: making recognition of P waves easy during wide QRS complex tachycardia, Circulation 119 (2009) e592–e593.

I.H. Tanboga, M. Kurt, T. Isik, A. Kaya, The importance of Lewis leads in a patient with wide QRS complex tachycardia, Turk Kardiyol. Dern. Ars. 41 (2013) 460.

W. Rodrigues de Holanda-Miranda, F.M. Furtado, P.M. Luciano, A. Pazin-Filho, Lewis lead enhances atrial activity detection in wide QRS tachycardia, J. Emerg. Med. 43 (2012) e97–e99.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-03-2023

Cách trích dẫn

Trần, T. V., Nguyễn, L. H., & Trịnh, T. H. M. (2023). VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐẠO LEWIS TRONG PHÁT HIỆN DẤU HIỆU PHÂN LY NHĨ THẤT KHI TẠO NHỊP THẤT TẦN SỐ NHANH. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (104). https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.265

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả