ĐẶC ĐIỂM LO ÂU TRÊN THANG GAD-7 Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TIM MẠCH TẠI ĐƠN VỊ PHẪU THUẬT TIM MẠCH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Các tác giả

  • Trần Tuấn Việt Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Thị Minh Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.267

Từ khóa:

rối loạn lo âu, thang điểm GAD-7, phẫu thuật tim

Tóm tắt

Phẫu thuật tim là một phương pháp điều trị, gây ra sang chấn có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể, làm biến đổi tâm lý của bệnh nhân, gây sợ hãi, lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng rối loạn lo âu của bệnh nhân sau phẫu thuật tim.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, 100 bệnh nhân sau phẫu thuật tim tại Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2022 đến hết tháng 8/2022 được đánh giá về thực trạng rối loạn lo âu theo thang điểm GAD-7 và khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu sau phẫu thuật.

Kết quả: Có 51% bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch có biểu hiện mắc rối loạn lo âu ở mức độ nặng thông qua sàng lọc bằng thang điểm GAD-7. Nguy cơ mắc rối loạn lo âu đặc biệt cao hơn ở nhóm bệnh nhân nữ, gấp 7.35 lần so với nhóm nam giới (p < 0.05) và ở nhóm bệnh nhân không thể tự chăm sóc được bản thân, nhóm bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn hoặc nghiêm trọng vào người chăm sóc có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao gấp 8.67 lần so với nhóm phụ thuộc mức độ trung bình và nhẹ vào người chăm sóc (p < 0.05); nguy cơ mắc rối loạn lo âu không có mối liên hệ với độ tuổi hay trình độ học vấn của các bệnh nhân (p < 0.05).

Kết luận: Thang điểm GAD-7 là thang điểm sàng lọc lo âu đơn giản và hiệu quả, giúp cho việc thực hành lâm sàng có phương án điều trị và tư vấn tâm lý tốt hơn đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật tim, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Anderson CS, Linto J, Stewart-Wynne EG. A population-based assessment of the impact and burden of caregiving for long-term stroke survivors. Stroke. 1995;26:843– 849.

Depression Among Caregivers of Stroke Survivors Anu Berg, Lic Psych; Heikki Paloma¨ki, MD; Jouko Lo¨nnqvist, MD; Matti Lehtihalmes, Lic Phil; Markku Kaste, MD.

Greveson GC, Gray CS, French JM, James OFW. Long-term outcome for patients and carers following hospital admission for stroke. Age Ageing. 1991;20:337–344.

Jones AL, Charlesworth JF, Hendra TJ. Patient mood and carer strain during stroke rehabilitation in the community following early hospital discharge. Disabil Rehabil. 2000;22:490 – 494.

Klainin P.and Arthur D.G. (2009). Postpartum depression in Asian cultures: A literature review. Int J Nurs Stud, 46(10), 1355–1373.

Liberto T.L. (2012). Screening for Depression and Help-Seeking in Postpartum Women During Well-Baby Pediatric Visits: An Integrated Review. J Pediatr Health Care, 26(2), 109–117.

McDowell I. (2006), Measuring health: a guide to rating scales and questionnaires, Oxford University Press, Oxford ; New York.

Organization W.H. (1992), The ICD-10 classification of mental and behavioural disorders: clinical descriptions and diagnostic guidelines, Geneva: World Health Organization.

Richards D. (2011). Prevalence and clinical course of depression: A review. Clin Psychol Rev, 31(7), 1117–1125.

Tran Duy Tuan et al. (2011). Screening for perinatal common mental disorders in women in the north of Vietnam: A comparison of three psychometric instruments. J Affect Disord, 133(1–2), 281–293.

World Health Organization (1992). ICD-10, international statistical classification of diseases and related health problems, tenth revision, World Health Organization.

World Health Organization (2002), Mental health: new understanding, new hope, World Health Organization, Geneva

World Health Organization, (2008), The global burden of disease: 2004 update, Geneva.

World Health Organization, ed. (2015), Mental health atlas 2014, World Health Organization, Geneva, Switzerland.

Yatan Pal Singh Balhara and et al (2013), A study of predictors of anxiety and depression among stroke patient – caregivers, Journal of Mid-Life Health.

Yuan-li Guo and Yan-jin Liu (2015), Family functioning and depression in primary caregivers of stroke patients in China, Internal Journal of Nursing Sciences.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-03-2023

Cách trích dẫn

Trần, T. V., & Đỗ, T. M. (2023). ĐẶC ĐIỂM LO ÂU TRÊN THANG GAD-7 Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TIM MẠCH TẠI ĐƠN VỊ PHẪU THUẬT TIM MẠCH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (104). https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.267

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG