Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát có rối loạn chức năng tâm trương thất trái

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lệ Thuý Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Quốc Khánh Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Nội, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Phạm Trần Linh Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Nội, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Viên Hoàng Long Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Nội, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Nguyễn Duy Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Tuấn Việt Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bộ môn Tim mạch, Đại Học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hải Yến Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.6

Từ khóa:

Tăng huyết áp, chức năng tâm trương.

Tóm tắt

Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và gây tử vong tim mạch trên thế giới. Các tổn thương cơ quan đích cần được lượng giá trong đó có chức năng tim là một thông số quan trọng. Điện tâm đồ và siêu âm tim là những xét nghiệm thường quy dễ dàng thực hiện và đưa lại nhiều thông số quan trọng giúp đánh giá chức năng tâm thu cũng như tâm trương của thất trái. Trên thế giới những trường hợp tăng huyết áp tiên phát có kèm rối loạn chức năng tâm trương thất trái đang được các tác giả quan tâm. Tại Việt Nam những nghiên cứu về nhóm đối tượng này còn tương đối ít, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, thông số siêu âm tim và điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo trên các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 169 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bao gồm 85 bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương thất trái, 84 bệnh nhân không có rối loạn. Các bệnh nhân được thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm máu cơ bản, ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo và làm siêu âm tim qua thành ngực.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 63,3 ± 10,6 tuổi. Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tuổi trung bình cao hơn nhóm không có rối loạn (71,8 ± 8,8 tuổi so với 59,3 ± 10,4 tuổi). Tỷ lệ giới nữ là 59,8%, nam là 40,2%. Tỷ lệ thừa cân ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn nhóm không rối loạn (53,1% so với 46,9%). Nhóm nghiên cứu đều dày thành thất trái đồng tâm với RWT > 0,42, nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tỷ lệ bệnh nhân phì đại thất trái cao hơn nhóm không rối loạn chức năng tâm trương (54,1% và 25% với p < 0,001). Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái có thể tích nhĩ trái lớn hơn (41,7 ± 4,4 ml/m2 và 37,7 ± 3,7 ml/m2 so với 26,9 ± 6,1 ml/m2, p< 0,001). Tần số tim trung bình ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương cao (79,2 ± 8,0 ck/ph và 77,5 ± 10,2 ck/ph so với 70,2 ± 6,4 ck/ph, p < 0,01). Các khoảng thời gian sóng P, PQ, QT, QTc đều dài hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương so với nhóm không rối loạn chức năng tâm trương, mặc dù nhịp tim của nhóm này cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ phì đại thất trái dựa vào chỉ số Sokolow - Lyon cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (29,4%) so với nhóm không rối
loạn (13,1%) với p < 0,001. 
Kết luận: Bệnh nhân THA có rối loạn chức năng tâm trương thất trái có tuổi trung bình cao hơn, chỉ số BMI và thừa cân nhiều hơn. Tỷ lệ phì đại thất trái trên siêu âm tim thường gặp hơn ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Tần số tim trung bình của nhóm có rối loạn chức năng thất trái cao hơn, khoảng sóng P, PQ, QT, QTc dài hơn, chỉ số Sokolow – Lyon của nhóm rối loạn chức năng tâm trương cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Caforio ALP, Pankuweit S, et al. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. Eur Heart J. 2013; 34(33):2636-48.

2. Cooper Jr. LT, Keren A, Sliwa K. The Global Burden of Myocarditis: Part 1: A Systematic Literature Review for the Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors. GlobalHeart. 2014;9(1):121.

3. Huỳnh Phúc Nguyên, Lê Kim Thạch. Đặc điểm lâm sàng của các trường hợp viêm cơ tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. TạpchítimmạchhọcViệtNam. 2014; 68:112-117.

4. Shauer A, Gotsman I, Keren A, et al. Acute Viral Myocarditis: Current Concepts in Diagnosis and Treatment. 2013;15:6.

5. Schultheiss H-P, Kuhl U, Cooper LT. The management of myocarditis. European Heart Journal. 2011;32(21):2616-2625.

6. Sagar S, Liu PP, Cooper LT. Myocarditis. TheLancet. 2012;379(9817):738-747.

7. Schultz JC, Hilliard AA, Cooper LT, Rihal CS. Diagnosis and Treatment of Viral Myocarditis. Mayo Clinic Proceedings. 2009;84(11):1001-1009.

8. Xu D, Zhao R-C, Gao W-H. A Risk Prediction Model for In-hospital Mortality in Patients with Suspected Myocarditis. Chinese Medical Journal. 2017;130(7):782-790.

9. Lauer B, Niederau C, et al. Cardiac Troponin T in Patients With Clinically Suspected Myocarditis. Journalof the American College of Cardiology. 1997;30(5):1354-1359.

10. Rodriguez-Gonzalez M, Sanchez-Codez MI, Lubian-Gutierrez M, Castellano-Martinez A. Clinical presentation and early predictors for poor outcomes in pediatric myocarditis: A retrospective study. World Journal of Clinical Cases. 2019;7(5):548-561.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-11-2022 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. L. T., Phạm, Q. K., Phạm Trần, L., Viên, H. L., Nguyễn, D. T., Trần, T. V., & Nguyễn, T. H. Y. (2023). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (99), 30–38. https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.6 (Original work published 30 Tháng Mười-Một 2022)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả