Cứu sống bệnh nhân tách thành động mạch chủ vỡ bằng kĩ thuật can thiệp nội mạch cấp cứu stent-graft

Các tác giả

  • Phạm Minh Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Xuân Thận Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đoàn Tuấn Vũ Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Bệnh nhân nam 63 tuổi, nhập viện vì đau ngực sau xương ức nhiều, huyết động ổn định. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp nhiều năm nhưng không điều trị thường xuyên, không theo dõi chỉ số huyết áp. Bệnh nhân được chẩn đoán tụ máu trong thành động mạch chủ (ĐMC) vỡ vào khoang màng phổi 2 bên. Trên phim MSCT tìm được nhiều vị trí loét xuyên thành sau đoạn quai ĐMC, máu tụ trong thành lóc ngược lên phía ĐMC lên. Bệnh nhân được xử trí theo hướng tách thành ĐMC type B có biến chứng vỡ vào khoang màng phổi. Ngay trên bàn can thiệp, bệnh nhân bị vỡ thì 2, huyết động suy sụp và được tiến hành can thiệp nội mạch đặt stent-graft (STG) cấp cứu (urgent TEVAR). Hiện tại, bệnh nhân ổn định và được xuất viện. Mục đích của việc can thiệp là để đóng các ổ loét xuyên thành, là nguyên nhân gây ra máu tụ và gây vỡ vàn khoang màng phổi. Ngay sau khi đặt miếng stent-gratf thứ nhất, các ổ loét đã được phủ, huyết động bệnh nhân ngay lập tức được cải thiện, miếng STG thứ 2 được phủ đến trước chỗ chia nhánh động mạch thân tạng. Việc chuẩn bị cỡ các dụng cụ và kích thước STG, kiểm tra vị trí của STG sau khi đặt là rất quan trọng đảm bảo cho kĩ thuật đặt STG được tiến hành nhanh chóng và an toàn cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

1. E.Kieffer, “Dissection of the descending thoracic aorta, ”inVas-cularSurgery, R. B. Rutherford, Ed., pp. 1326-1345, WB Saun- ders, Philadelphia, Pa, USA, 5th edition, 2000.

2. JinboY.,MD, “Rupture of Thoracic Aneurysm and Aortic Dissection With Manifestation of Subcutaneous Hematoma, CJC Open 1 (2019) 209e212.

3. Yohei K., Treatment with Aortic Stent Graft Placement for Stanford B-Type Aortic Dissection in a Patient with an Aberrant Right Subclavian Artery, Case Reports in Vascular Medicine Volume 2015.

4. Toshihiro F., Management of acute aortic dissection and thoracic aortic rupture, Fukui Journal of Intensive Care (2018).

5. RyanR.Davies, Yearly Rupture or Dissection Rates for Thoracic Aortic Aneurysms: Simple Prediction Based on Size, Ann Thorac Surg 2002.

6. KonstantinosG.Moulakakis, Management of complicated and uncomplicated acute type B dissection. A systematic review and meta-analysis, Annals of cardiothoracic surgery, Vol 3, No 3 May 2014.

7. Bouke P. Adriaans, “Predictive imaging for thoracic aortic dissection and rupture: moving beyond diameters”, European Radiology (2019) 29:6396-6404.

8. Chih-Hsien L., “Experience of endovascular repair of thoracic aortic dissection after blunt trauma injury in a district general hospital”, J ThoracDis2016;8(6):1149-1154.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Phạm Minh Tuấn, Lê Xuân Thận, Đoàn Tuấn Vũ, Nguyễn Ngọc Quang, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Cứu sống bệnh nhân tách thành động mạch chủ vỡ bằng kĩ thuật can thiệp nội mạch cấp cứu stent-graft. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 170–175. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/229

Số

Chuyên mục

CA LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>