Khảo sát tương quan giữa huyết áp động mạch trung tâm và huyết áp động mạch ngoại biên tại Đơn vị khám và Tư vấn tim mạch theo yêu cầu -Viện Tim mạch Việt Nam

Các tác giả

  • Dương Ngọc Long
  • Trần Bá Hiếu Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Duy Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đào Hồng Quân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
  • Phạm Thị Thanh Thảo Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Ngọc Dũng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tương quan giữa huyết áp động mạch trung tâm (HAĐMTT) và huyết áp động mạch ngoại biên (HAĐMNB) ở người khỏe mạnh, bệnh nhân tăng huyết áp (THA) đang điều trị tại Đơn vị Khám và Tư vấn tim mạch theo yêu cầu - Viện Tim mạch Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang tiến hành trên 193 đối tượng tại Đơn vị khám và tư vấn tim mạch theo yêu cầu (Viện Tim mạch Việt Nam); trong đó có 144 bệnh nhân THA và 49 người khỏe mạnh. Các đối tượng được đo HAĐMNB và HAĐMTT gián tiếp bằng thiết bị USCOM BP+.

Kết quả: Có mối tương quan chặt (r = 0,86; p < 0,0001) giữa huyết áp tâm thu động mạch trung tâm (HATTĐMTT) với huyết áp tâm thu động mạch ngoại biên (HATTĐMNB) trên toàn bộ các đối tượng tham gia nghiên cứu, phân tích ở nhóm bệnh nhân THA và khỏe mạnh cũng có mối tương quan chặt. Không có sự khác biệt về HATTĐMTT giữa nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có suy thận và không suy thận. Tỷ lệ bệnh nhân THA kiểm soát được HATT và HATTr trên số đo HAĐMNB lần lượt là 77,1% và 77,8%. Đối với HAĐMTT, tỷ lệ bệnh nhân THA kiểm soát được HATT là 97,2% và HATTr là 95,8%.

Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy có mối tương quan chặt giữa HATTĐMTT và HATTĐMNB. Tỉ lệ bệnh nhân THA kiểm soát được HAĐMTT có xu hướng cao hơn kiểm soát được HAĐMNB. Việc ứng dụng các thiết bị theo dõi HAĐMTT trên thực hành lâm sàng có thể đem lại những góc nhìn mới trong điều trị THA.

Từ khóa: Huyết áp động mạch trung tâm, tăng huyết áp, huyết áp, kiểm soát.

Tài liệu tham khảo

1. Williams Bryan, et al. (2006). Differential Impact of Blood Pressure-Lowering Drugs on Central Aortic Pressure and Clinical Outcomes. Circulation, 113(9), 1213-1225.

2. ManciaG.,RoseiE.A.,AziziM.,etal. 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. 98.

3. Levey A.S., de Jong P.E., Coresh J., et al. (2011). The definition, classification, and prognosis of chronic kidney disease: a KDIGO Controversies Conference report. KidneyInt, 80(1), 17-28.

4. Izzo J.L. (2014). Brachial vs. Central Systolic Pressure and Pulse Wave Transmission Indicators: A Critical Analysis. AmJHypertens, 27(12), 1433-1442.

5. Vlachopoulos C., Aznaouridis K., and Stefanadis C. (2010). Prediction of cardiovascular events and all-cause mortality with arterial stiffness: a systematic review and meta-analysis. J Am Coll Cardiol, 55(13), 1318-1327.

6. Safar M.E., Blacher J., Pannier B., et al. (2002). Central pulse pressure and mortality in end-stage renal disease. HypertensDallasTex1979, 39(3), 735-738.

7. GoupilR.,DupuisD.,AgharaziiM.,etal.(2017). Central blood pressures in early chronic kidney disease: an analysis of CARTaGENE. NephrolDialTransplant, 32(6), 976-983.

8. Woodard T., Sigurdsson S., Gotal J.D., et al. (2015). Mediation analysis of aortic stiffness and renal microvascular function. J Am Soc Nephrol JASN, 26(5), 1181-1187.

9. Toussaint N.D., Lau K.K., Strauss B.J., et al. (2008). Associations between vascular calcification, arterial stiffness and bone mineral density in chronic kidney disease. NephrolDialTransplantOffPublEur DialTransplAssoc-EurRenAssoc, 23(2), 586-593.

10. esc_admin Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám | Tim mạch học. achhoc.vn/khao-sat-tuong-quan-giua-huyet-ap-ngoai-bien-va-huyet-ap-trung-tam-o-benh-nhan-tang-huyet-ap-dang-duoc-theo-doi-tai-phong-kham/>, accessed: 04/10/2020.

11. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2015), Chương trình mục tiêu quốc gia y tế, Bộ Y tế.

12. Sharman James E., Marwick Thomas H., Gilroy Deborah, et al. (2013). Randomized Trial of Guiding Hypertension Management Using Central Aortic Blood Pressure Compared With Best-Practice Care. Hypertension, 62(6), 1138-1145.

13. KosmalaW.,MarwickT.H.,StantonT.,etal.(2016). Guiding Hypertension Management Using Central Blood Pressure: Effect of Medication Withdrawal on Left Ventricular Function. AmJHypertens, 29(3), 319-325.

14. Baba B.A., Johan P.T., and Mohan J.C. (2018). Comparsion of central aortic pressure to brachial artery pressure in hypertensive patients on drug treatment: An observational study. IndianHeartJ, 70, S208-S212.

15. ChengH.-M.,ChuangS.-Y.,SungS.-H.,etal.2019 Consensus of the Taiwan Hypertension Society and Taiwan Society of Cardiology on the Clinical Application of Central Blood Pressure in the Management of Hypertension. ActaCardiolSin, 10.

16. ChengH.-M.,ChuangS.-Y.,SungS.-H.,etal.(2013). Derivation and Validation of Diagnostic Thresholds for Central Blood Pressure Measurements Based on Long-Term Cardiovascular Risks. JAm Coll Cardiol, 62(19).

17. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

18. OhishiM.,YoshidaT.,OhA.,etal.(2019). Analysis of antihypertensive treatment using real-world Japanese data-the retrospective study of antihypertensives for lowering blood pressure (REAL) study. HypertensRes, 42(7), 1057-1067.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Dương Ngọc Long, Trần Bá Hiếu, Nguyễn Duy Tuấn, Đào Hồng Quân, Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thu Hoài, & Trần Ngọc Dũng. (2023). Khảo sát tương quan giữa huyết áp động mạch trung tâm và huyết áp động mạch ngoại biên tại Đơn vị khám và Tư vấn tim mạch theo yêu cầu -Viện Tim mạch Việt Nam. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 143–151. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/226

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>