Khảo sát sức căng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại

Các tác giả

  • Đặng Thị Linh Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Mai Trung Anh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Thị Linh - Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hoài - Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai Mai Trung Anh - Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.135

Tóm tắt

Tổng quan: Bệnh cơ tim phì đại là một bệnh di truyền thường gặp trong tim mạch do đột biến gen trội gây ra dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Sức căng thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim là một công cụ chẩn đoán hình ảnh mới, không xâm lấn gần đây đã được nghiên cứu cho thấy có sự rối loạn chức năng tâm thu ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại.

Mục tiêu: (1) Khảo sát sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại; (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng dọc thất trái với một thông số khác ở các bệnh nhân nói trên.

Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2020, tại Viện Tim mạch Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 53 bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại và 53 người không mắc bệnh cơ tim phì đại nhằm đánh giá chức năng thất trái qua các thông số sức căng dọc thất trái và chỉ số đô lệch chuẩn thời gian đạt đỉnh sức căng thì tâm thu. Siêu âm tim thường quy và siêu âm đánh dấu mô speckle tracking được tiến hành cho tất cả các đối tượng nghiên cứu trên máy siêu âm Vivid E95 (GE, Hoa Kỳ) có trang bị phần mềm đánh giá chức năng tim bằng phương pháp speckle tracking đánh giá sức căng dọc toàn bộ thất trái và sức căng từng vùng thất trái (phần mềm AFI).

Kết quả: Sức căng cơ tim toàn thể thì tâm thu theo chiều dọc giảm hơn so với nhóm chứng (14,1 ± 2,9 so với 19,1 ± 1,6 với p <0,001). Đồng thời giá trị sức căng dọc từng vùng cũng có sự giảm rõ rệt so với các vùng tương ứng của nhóm chứng, với P < 0,001. Chỉ số phân tán cơ học thất trái hay độ lệch chuẩn thời gian đạt đỉnh sức căng tâm thu cao hơn (114,0 ± 26,8) so với nhóm không bị bệnh (47,7 ± 7,8 với P < 0,001).

Kết luận: (1) Sức căng cơ tim theo chiều dọc toàn thể và từng vùng thất trái giảm rõ rệt ở nhóm bệnh cơ tim phì đại so với nhóm chứng. (2) Độ lệch chuẩn của thời gian đạt đỉnh sức căng tâm thu từng vùng có xu hướng cao hơn ở nhóm bị bệnh so với nhóm chứng và cao hơn ở nhóm có rối loạn nhịp thất trên holter điện tim.

Từ khóa: Bệnh cơ tim phì đại, speckle tracking, sức căng cơ tim.

Tài liệu tham khảo

1. Maron MS, Maron BJ. Hypertrophic cardiomyopathy - Authors’ reply. Lancet. Apr 27 2013; 381(9876):1457-8.

2. MarianAJ,BraunwaldE. Hypertrophic cardiomyopathy: genetics, pathogenesis, clinical manifestations, diagnosis, and therapy. Circulation research. 2017;121(7):749-770.

3. Kocovski L, Fernandes J. Sudden cardiac death: a modern pathology approach to hypertrophic cardiomyopathy. Archives of Pathology and Laboratory Medicine. 2015;139(3):413-416.

4. CoppiniR,HoCY,AshleyE,etal. Clinical phenotype and outcome of hypertrophic cardiomyopathy associated with thin-filament gene mutations. Journal of the American College of Cardiology. 2014; 64 (24):2589-2600.

5. LosiM-A,NistriS,GalderisiM,etal. Echocardiography in patients with hypertrophic cardiomyopathy: usefulness of old and new techniques in the diagnosis and pathophysiological assessment. Cardiovascular Ultrasound. 2010;8(1):7.

6. Mizuguchi Y, Oishi Y, Miyoshi H, Iuchi A, Nagase N, Oki T. The functional role of longitudinal, circumferential, and radial myocardial deformation for regulating the early impairment of left ventricular contraction and relaxation in patients with cardiovascular risk factors: a study with two-dimensional strain imaging. Journal of the American Society of Echocardiography. 2008;21(10):1138-1144.

7. Sitia S, Tomasoni L, Turiel M. Speckle tracking echocardiography: A new approach to myocardial function. World journal of cardiology. 2010;2(1):1.

8. Collier P, Phelan D, Klein A. A test in context: myocardial strain measured by speckle-tracking echocardiography. Journal of the American College of Cardiology. 2017;69(8):1043-1056.

9. Huang X, Yue Y, Wang Y, et al. Assessment of left ventricular systolic and diastolic abnormalities in patients with hypertrophic cardiomyopathy using real-time three-dimensional echocardiography and two- dimensional speckle tracking imaging. Cardiovascular ultrasound. 2018;16(1):23.

10. Bùi Văn Tân và cộng sự. Mối liên hệ giữa hình thái học và rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân BCTPĐ. Tạp chí y học Việt Nam. 2018;

11. Haland TF, Almaas VM, Hasselberg NE, et al. Strain echocardiography is related to fibrosis and ventricular arrhythmias in hypertrophic cardiomyopathy. European Heart Journal–Cardiovascular Imaging. 2016;17(6):613-621.

12. Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự. Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 2D Tạp chí Tim mạch Việt Nam. 2016.

13. Villa AD, Sammut E, Zarinabad N, et al. Microvascular ischemia in hypertrophic cardiomyopathy: new insights from high-resolution combined quantification of perfusion and late gadolinium enhancement. Journal of Cardiovascular Magnetic Resonance. 2015;18(1):1-11.

14. Sciagrà R, Calabretta R, Cipollini F, et al. Myocardial blood flow and left ventricular functional reserve in hypertrophic cardiomyopathy: a 13 NH 3 gated PET study. European journal of nuclear medicine and molecular imaging. 2017;44(5):866-875.

15. Liu L, Tuo S, Zhang J, et al. Reduction of left ventricular longitudinal global and segmental systolic functions in patients with hypertrophic cardiomyopathy: Study of two-dimensional tissue motion annular displacement. Experimental and therapeutic medicine. 2014;7(6):1457-1464.

16. Urbano-MoralJA,RowinEJ,MaronMS,CreanA,PandianNG. Investigation of global and regional myocardial mechanics with 3-dimensional speckle tracking echocardiography and relations to hypertrophy and fibrosis in hypertrophic cardiomyopathy. Circulation:CardiovascularImaging. 2014;7(1):11-19.

17. D’Andrea A, Caso P, Severino S, et al. Prognostic value of intra-left ventricular electromechanical asynchrony in patients with hypertrophic cardiomyopathy. European heart journal. 2006; 27(11): 1311-1318.

18. Haugaa KH, Goebel B, Dahlslett T, et al. Risk assessment of ventricular arrhythmias in patients with nonischemic dilated cardiomyopathy by strain echocardiography. Journal of the American Society of Echocardiography. 2012;25(6):667-673.

19. Haugaa KH, Grenne BL, Eek CH, et al. Strain echocardiography improves risk prediction of ventricular arrhythmias after myocardial infarction. JACC: Cardiovascular Imaging. 2013;6(8):841-850.

20. Jalanko M, Tarkiainen M, Sipola P, et al. Left ventricular mechanical dispersion is associated with nonsustained ventricular tachycardia in hypertrophic cardiomyopathy. Annals of Medicine. 2016;48(6):417-427.

21. D’Andrea A, Caso P, Severino S, et al. Association between intraventricular myocardial systolic dyssynchrony and ventricular arrhythmias in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Echocardiography: A Journal of Cardiovascular Ultrasound and Allied Techniques. 2005;22(7):571-578.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Đặng Thị Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài, Mai Trung Anh, & Đặng Thị Linh - Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hoài - Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai Mai Trung Anh - Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai Phạm Mạnh Hùng. (2023). Khảo sát sức căng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (96), 43–51. https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.135

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>