Đánh giá mức độ tổn thương động mạch vành bằng chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công

Các tác giả

  • Trần Ngọc Dũng Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Quốc Thái Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quang Tuấn Bệnh viện Tim Hà Nội

Tóm tắt

Ngừng tuần hoàn là một trong những vấn đề chính của sức khỏe cộng đồng. Chụp động mạch vành cấp cứu và can thiệp động mạch vành qua da có thể cải thiện được tỷ lệ sống sót, đặc biệt khi nguyên nhân ngừng tuần hoàn là do nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, việc xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp sau ngừng tuần hoàn còn nhiều thách thức. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ tổn thương động mạch vành qua chụp động mạch vành sau ngừng tuần hoàn.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán ngừng tuần hoàn theo tiêu chuẩn của AHA/ ACC 2006 [1]. Bệnh nhân được trải qua chụp động mạch vành cấp cứu. bệnh nhân với hẹp động mạch vành có ý nghĩa hoặc tắc nghẽn mạch vành được can thiệp động mạch vành qua da.

Kết quả: Từ năm 2016 đến năm 2019, có 60 bệnh nhân ngừng tuần hoàn được chụp động mạch vành qua da, tổn thương động mạch vành có ý nghĩa gặp ở 70% bệnh nhân, nhưng chỉ có một lượng nhỏ bệnh nhân có bằng chứng của hội chứng vành cấp do tắc nghẽn mạch vành cấp (22%) hoặc tổn thương không ổn định gợi ý nứt vỡ của mảng xơ vữa hoặc huyết khối (45%). Điện tim sau ngừng tuần hoàn có ST chênh lên có giá trị tiên lượng tắc mạch vành cấp ở 66.7% bệnh nhân.

Kết luận: Tắc nghẽn mạch vành cấp thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân sống sót sau cấp cứu ngừng tuần hoàn, lâm sàng và điện tim có giá trị tiên lượng hội chứng vành cấp kém. Chẩn đoán chính xác bằng chụp động mạch vành qua da và can thiệp mạch vạch sớm có vẻ cải thiện tỷ lệ sống sót.

Từ khóa: Ngừng tuần hoàn, chụp động mạch vành qua da, tổn thương động mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. Zipes D.P., Camm A.J., Borggrefe M. và cộng sự. (2006). ACC/AHA/ESC 2006 Guidelines for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death. Journal of the American College of Cardiology, 48(5), e247–e346.

2. Zeyons F., Jesel L., Morel O. và cộng sự. (2017). Out-of-hospital cardiac arrest survivors sent for emergency angiography: a clinical score for predicting acute myocardial infarction. Eur Heart J Acute Cardiovasc Care, 6(2), 103–111.

3. 2013ACCF/AHAguideline for the management of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. accessed: 11/08/2019.

4. 2017ESCGuidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). accessed: 11/08/2019.

5. DumasF.,CariouA.,Manzo-SilbermanS.vàcộngsự.(2010). Immediate percutaneous coronary intervention is associated with better survival after out-of-hospital cardiac arrest: insights from the PROCAT (Parisian Region 6. Out of hospital Cardiac ArresT) registry. Circ Cardiovasc Interv, 3(3), 200–207.

6. SilfvastT.(1991). Cause of death in unsuccessful prehospital resuscitation. JInternMed, 229(4), 331– 335.

7. KernK.B.,LotunK.,PatelN.vàcộngsự.(2015). Outcomes of Comatose Cardiac Arrest Survivors With and Without ST-Segment Elevation Myocardial Infarction: Importance of Coronary Angiography. JACC Cardiovasc Interv, 8(8), 1031–1040.

8. GarciaS.,DrexelT.,BekwelemW.vàcộngsự.(2016). Early Access to the Cardiac Catheterization Laboratory for Patients Resuscitated From Cardiac Arrest Due to a Shockable Rhythm: The Minnesota Resuscitation Consortium Twin Cities Unified Protocol. J Am Heart Assoc, 5(1).

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Quốc Thái, & Nguyễn Quang Tuấn. (2023). Đánh giá mức độ tổn thương động mạch vành bằng chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 176–182. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/256

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>