Khảo sát nhận thức và thái độ của bác sĩ Việt Nam về kỹ thuật theo dõi huyết áp tại nhà

Các tác giả

  • Nguyễn Minh Tâm Trường Đại học Y Dược Huế
  • Lê Hồ Thị Quỳnh Anh Trường Đại học Y Dược Huế
  • Hồ Anh Hiến Trường Đại học Y Dược Huế
  • Hoàng Anh Tiến Trường Đại học Y Dược Huế
  • Trần Bình Thắng Trường Đại học Y Dược Huế
  • Võ Nữ Hồng Đức Trường Đại học Y Dược Huế
  • Huỳnh Văn Minh Trường Đại học Y Dược Huế

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm toàn cầu với tỷ lệ mắc cao nhất trong nhóm các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Nhiều khuyến cáo cho thấy theo dõi huyết áp tại nhà có giá trị hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và kiểm soát tăng huyết áp. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp quản lý này tại tuyến chăm sóc ban đầu còn hạn chế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức và niềm tin của bác sĩ trong các cơ sở y tế về hiệu quả việc đo huyết áp tại nhà.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 699 bác sĩ công tác tại các phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại 8 tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Bộ câu hỏi được thiết kế bao gồm các nội dung về nhận thức của bác sĩ về tầm quan trọng của theo dõi huyết áp tại nhà, chỉ số huyết áp đo tại nhà dùng để chẩn đoán tăng huyết áp, quan điểm về giá trị, thời điểm đo, tần suất và cách thức thực hiện đo huyết áp tại nhà.

Kết quả: Trong số 699 bác sĩ tham gia nghiên cứu, có 48,9% bác sĩ đa khoa/Y học gia đình, 41,9% công tác tại các phòng khám ngoại trú. Chỉ 34,5% bác sĩ chọn huyết áp đo tại nhà có giá trị trong quản lý tăng huyết áp. 96,1% bác sĩ có khuyến cáo người bệnh tự đo huyết áp tại nhà, 49,2% cho rằng huyết áp đo tại nhà vào buổi sáng và tối có giá trị như nhau. Phần lớn bác sĩ nhận thức được vai trò của theo dõi huyết áp tại nhà trong quản lý tăng huyết áp (81,0%), đánh giá hiệu quả điều trị (73%), cải thiện tuân thủ điều trị thuốc (66,8%), phát hiện tăng huyết áp áo choàng trắng (63,5%). Chỉ có 26,6% bác sĩ trả lời đúng chỉ số huyết áp đo tại nhà có giá trị chẩn đoán tăng huyết áp (≥ 135/85 mmHg). Có 42,1% bác sĩ khuyến cáo ghi nhận tất cả chỉ số huyết áp đo được và chỉ 28,9% bác sĩ khuyến cáo ghi nhận chỉ số huyết áp trung bình của các lần đo.

Kết luận: Đa số các bác sĩ đều nhận thức được tầm quan trọng của theo dõi huyết áp tại nhà trong quản lý, điều trị tăng huyết áp, tuy nhiên kiến thức của bác sĩ về phương pháp này còn thấp. Nhằm tăng cường ứng dụng theo dõi huyết áp tại nhà trong thực hành thường quy tại phòng khám, cần xây dựng quy trình thực hiện đo huyết áp tại nhà và cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ bác sĩ về hướng dẫn thực hiện theo dõi huyết áp tại nhà. Đồng thời, cũng cần cung cấp các công cụ ghi nhận, hiển thị, lưu trữ và trao đổi các dữ liệu huyết áp đo được giữa người bệnh và bác sĩ.

Từ khóa: Theo dõi huyết áp tại nhà, chăm sóc ban đầu, quản lý tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 - Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Cheng C, Studdiford JS, et al. (2003). Primary care physician beliefs regarding the usefulness of self- monitoring of blood pressure. Blood Press Monit 2003; 8:249–254.

3. Glynn LG, Murphy AW, Smith SM, et al. (2010). Self-monitoring and other non-pharmacological interventions to improve the management of hypertension in primary care: a systematic review. Br J Gen Pract J R Coll Gen Pract; 60(581):e476–488.

4. Gorostidi M, Vinyoles E, Banegas JR, De La Sierra A (2015). Prevalence of white-coat and masked hypertension in national and international registries. Hyperten Res. 2015;38:1–7.

5. Ho JK, Carnagarin R, Matthews VB, Schlaich MP (2019). Self-monitoring of blood pressure to guide titration of antihypertensive medication - a new era in hypertension management? Cardiovasc Diagn Ther. fe´vr 2019; 9(1):94–9. https://doi.org/10.21037/cdt.2018.08.01 https://doi.org/10.21037/cdt.2018.08.01">

6. Kario K, Park S, Van Minh H, et al. (2020) Consensus summary on the management of hypertension in Asia from the HOPE Asia Network. J Clin Hypertens (Greenwich). 2020 Mar;22(3):351-362. doi: 10.1111/jch.13751. Epub 2019 Dec 9. PMID: 31816164.

7. 12Liu J, Sun N (2020). Home blood pressure monitoring survey in China (HBPM-C): Second report. Journal of Hypertension: July 2019 - Volume 37 - Issue - p e256. doi: 10.1097/01. hjh.0000573276.06048.68

8. Van Minh H, Lan Viet N, Sinh CT, et al (2020). May Measurement Month 2018: an analysis of blood pressure screening results from Vietnam. Eur Heart J Suppl.22(Suppl H):H139-H141. doi:10.1093/ eurheartj/suaa049

9. Rahman AR, Wang JG, Kwong GM, Morales DD, Sritara P, Sukmawan R; all members of the Asian Cardiovascular Expert Forum Committee (2015). Perception of hypertension management by patients and doctors in Asia: potential to improve blood pressure control. Asia Pac Fam Med. 2015 Feb 11;14(1):2. doi: 10.1186/s12930-015-0018-3.

10. Tang O, Foti K, Miller ER, Appel LJ, Juraschek SP (2020). Factors Associated With Physician Recommendation of Home Blood Pressure Monitoring and Blood Pressure in the US Population. Am J Hypertens. 2020 Sep 10;33(9):852-859. doi: 10.1093/ajh/hpaa093.

`11. Tirabassi J, Fang J, Ayala C et al. (2013). Attitudes of Primary Care Providers and Recommendations of Home Blood Pressure Monitoring—DocStyles, 2010. J Clin Hypertens; 15(4):224–9.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Minh Tâm, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Hồ Anh Hiến, Hoàng Anh Tiến, Trần Bình Thắng, Võ Nữ Hồng Đức, & Huỳnh Văn Minh. (2023). Khảo sát nhận thức và thái độ của bác sĩ Việt Nam về kỹ thuật theo dõi huyết áp tại nhà. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 266–275. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/205

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>