Nghiên cứu tỷ nồng độ Aldosterone/Renin huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp

Các tác giả

  • Lưu Sanh Bệnh viện Quận 6, TP. Hồ chí Minh
  • Lê Tự Phương Thảo Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Đoàn Chí Thắng Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Huỳnh Văn Minh Trường Đại học Y Dược Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.91

Tóm tắt

Mục đích: Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn cầu ngày càng gia tăng. Nồng độ Aldosterone/renin là một xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán và định hướng điều trị THA, đặc biệt là những trường hợp THA kháng trị. Mục đích của nghiên cứu là xác định nồng độ Renin huyết thanh, nồng độ Aldosterone huyết thanh và tỷ Aldosterone/Renin ở bệnh nhân THA; và khảo sát mối liên quan, mối tương quan giữa nồng độ Aldosterone, Renin, tỷ Aldosterone/Renin huyết thanh với độ nặng của THA với một số yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp, đến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Quận 6 TP. HCM từ tháng 2/2019 đến tháng 22/2020 từ độ tuổi 18 trở lên được định lượng renin huyết thanh, aldosterone huyết thanh và tỷ Aldosterone/Renin bằng phương pháp ELISA với kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn enzym trên máy miễn dịch tự động. Dựa vào các kết quả định lượng, đưa ra phân tích về mối liên quan, mối tương quan giữa tỷ Aldosterone/Renin huyết thanh với độ nặng của THA và một số yếu tố liên quan (tuổi và giới, HATT, HATr, BMI, chỉ số Sokolow Lyon, chỉ số ABI, hệ số thanh thải creatinine và nồng độ K+, Na+).

Kết quả: Tỷ lệ THA độ I chiếm 40,0%; độ II là 38,8% và độ III 12,5%. Nồng độ Aldosterone chung là 8,42 ± 5,04 µIU/ml; nồng độ Aldosterone ở 2 nhóm tuổi (< 40 và ≥ 40 tuổi) tương đương nhau. Nồng độ Renin chung 34,07 ± 59,09 ng/dL; trung vị là 17,36. Tỷ Aldosterone/Renin là 1,36 ± 3,54 µIU/ ml/ng/dL; trung vị là 0,41. Tỷ Aldosterone/Renin tương quan thuận với tuổi, Ure, Kali (p<0,05), Creatinine (p<0,01) và tương quan nghịch với natri (p<0,05) và hệ số thanh thải creatinine (p<0,01). Tỷ Aldosterone/Renin không tương quan với Sokolov, BMI, ABI (p>0,05). Đường cong ROC của Aldosterone/Renin trong tiên lượng THA với điểm cắt (cut off) là 0,26; AUC = 0.842 (95%CI= 0,744-0,914); độ nhạy 74% (95%CI= 62,4-83,5) và độ đặc hiệu là 85,7% (95%CI= 42,1-99,6), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Kết luận: Định lượng tỷ Aldosterone/Renin mang lại lợi ích cho các đối tượng tăng huyết áp nghi ngờ kháng trị hoặc dự báo nguy cơ và sàng lọc tình trạng kháng Aldosterone.

Từ khóa: Tỷ Aldosterone/Renin; tăng huyết áp; kháng Aldosterone.

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Trọng Cơ (2012). Nghiên cứu nồng độ hoạt tính Renin huyết tương (PRA) ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.

2. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2018). Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở người lớn của Hội Tim mạch Việt Nam.

3. Nguyễn Vinh Hưng (2014). Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.

4. Nguyễn Văn Hưởng (2017). Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lýngoại trú tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

5. Đặng Huỳnh Anh thư (2015). “Khảo sát giá trị chẩn đoán biến chứng phì đại thất trái của điện tâm đồ trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Tạp chí Y học Hồ Chí Minh, tập 19, số 1.

6. Trần Minh Trí (2010). Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II và tăng huyết áp, Chuyên đề Y học.

7. Đỗ Thị Phương Hà (2018). “Thực trạng và xu hướng tăng huyết áp và bệnh tim mạch trên thế giới và ở Việt Nam”, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

8. Byrd J. B., Turcu A. F., R. J. (2018). Primary Aldosteronism. Circulation, 138(8), pp. 823–835.

9. Duffy, S. J., Biegelsen, E. S., et al (2005). Low-Renin Hypertension With Relative Aldosterone Excess Is Associated With Impaired NO-Mediated Vasodilation. Hypertension, 46(4), pp. 707–713.

10. Glinicki P, Jeske W, Bednarek-Papierska et al. (2015). The ratios of aldosterone plasma renin activity (ARR) versusaldosterone directrenin concentration (ADRR), J Renin Angiotensin Aldosterone.

11. Grübler, M. R., Kienreich, K., Gaksch, M., et al (2016). Aldosterone-to-Renin ratio is associated with reduced 24-Hour Heart Rate Variability and QTc prolongation in Hypertensive patients. Medicine, 95(8), e2794.

12. Kumar, B., & Swee, M. (2014). Aldosterone-Renin Ratio in the Assessment of Primary Aldosteronism. JAMA, 312(2), 184.

13. Liao M.-T., Wu X.-M., Chang C.-C., Liao C.-W., et al. (2015). The Association between Glomerular Hyperfiltration and Left Ventricular Structure and Function in Patients with Primary Aldosteronism, International Journal of Medical Sciences, 12(5), p. 369.

14. Lubitz, C. C., Economopoulos, K. P., Sy, S., Johanson, C., et al. (2015). Cost-Effectiveness of Screening for Primary Aldosteronism and Subtype Diagnosis in the Resistant Hypertensive Patients, Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes, 8(6), pp. 621–630.

15. Ma L., Song Y., Mei M., He W., Hu J., et al. (2018). Age-Related Cutoffs of Plasma Aldosterone/ Renin Concentration for Primary Aldosteronism Screening. International Journal of Endocrinology, pp. 1–10.

16. Madsen, L. B., Rasmussen, J. K., et al. (2008). Heart rate variability in white-coat hypertension. Blood Pressure Monitoring, 13(2), pp. 65–71.

17. MaiolinoG.,RossittoG.,BisogniV.,CesariM.,etal(2017).Quantitative value of aldosterone‐renin ratio for detection of aldosterone‐producing adenoma: the aldosterone‐renin ratio for primary aldosteronism (AQUARR) Study. Journal of the American Heart Association, 6(5), e005574.

18. Matsumoto T., Oki K., Kajikawa M., Nakashima A., (2015). Effect of Aldosterone-Producing Adenoma on Endothelial Function and Rho-Associated Kinase Activity in Patients with Primary Aldosteronism, Hypertension 65, pp. 841-847

19. NishizakaMK,Pratt-UbunamaM,ZamanMA,CofieldS(2005),Validity of Plasma Aldosterone- to-Renin Activity Ratio in African American and White Subjects with Resistant Hypertension, Am J Hypertens;18.

20. Park S., Kim J.-B., Shim C. Y., (2007). The influence of serum aldosterone and the aldosterone- renin ratio on pulse wave velocity in hypertensive patients.

21. Scott,L.,Woodiwiss,A.J.,Maseko,etal(2011).Aldosterone-to-Renin Ratio and the Relationship Between Urinary Salt Excretion and Blood Pressure in a Community of African Ancestry. American Journal of Hypertension, 24(8), pp. 951–957.

22. Trenkel, S., Seifarth, C., Schobel, H., Hahn, E., et al. (2002). Ratio of serum aldosterone to plasma renin concentration in essential hypertension and primary aldosteronism, Experimental and Clinical Endocrinology & Diabetes, 110(02), pp. 80–85.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lưu Sanh, Lê Tự Phương Thảo, Đoàn Chí Thắng, & Huỳnh Văn Minh. (2023). Nghiên cứu tỷ nồng độ Aldosterone/Renin huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 21–32. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.91 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>