Nghiên cứu hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn ở bệnh nhân nhồi máu não

Các tác giả

  • Dương Minh Quý Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
  • Hoàng Anh Tiến Trường Đại học Y Dược Huế

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, đặc điểm chung và đánh giá mối liên quan giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn với mức độ nghiêm trọng của nhồi máu não giai đoạn bán cấp.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn bán cấp điều trị tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2018-7/2019 và đủ tiêu chuẩn chọn bệnh. Bệnh nhân được khai thác tiền sử, khám lâm sàng, lấy máu xét nghiệm lúc nhịn ăn >8 giờ. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm theo chỉ số AHI (<5 và ≥5).

Kết quả: Tổng cộng có 56 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,70 ± 11,07. Nam giới chiếm 53,6%. AHI có mối tương quan thuận với chu vi vòng cổ (r=0,4), BMI (r=0,38), thang điểm Epworth (r=0,61), Cholesterol LDL (r=0,38), thang điểm mRankin (r=0,49), NIHSS (r = 0,53) và có tương quan nghịch với SpO2 (r= -0,61), Huyết áp tâm thu có mối tương quan thuận với Cholesterol TP (r= 0,313).

Kết luận: Hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn có liên quan đến mức độ nặng ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn bán cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Đức (2013), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn, Luận văn thạc sĩ Y học chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

2. Hoàng Khánh (2013), “Tai biến mạch máu não - tủy”, Giáo trình sau đại học Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 207-232 và 241-255.

3. Huỳnh Văn Minh (2018), “Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí tăng huyết áp”, Hội Tim mạch học Việt Nam.

4. Hoàng Anh Tiến (2014), Hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh lý tim mạch, NXB Đại học Huế, tr. 1-33 và 81-109.

5. Camilo M. R., Schnitman S. V., Sander H. H. et al. (2016), “Sleep-disordered breathing among acute ischemic stroke patients in Brazil”, Sleep Med, 19, pp. 8-12.

6. Ciavarella D., Tepedino M., Chimenti C. et al. (2018), “Correlation between body mass index and obstructivesleepapneaseverityindexes-Aretrospectivestudy”, Am J Otolaryngol, 39(4), pp. 388-391.

7. Gupta A., Shukla G., Afsar M. et al. (2018), “Role of Positive Airway Pressure Therapy for Ob- structive Sleep Apnea in Patients With Stroke: A Randomized Controlled Trial”, J Clin Sleep Med, 14(4), pp. 511-521.

8. McEvoy R. D., Antic N. A., Heeley E. et al. (2016), “CPAPforPreventionofCardiovascularEvents in Obstructive Sleep Apnea”, N Engl J Med, 375(10), pp. 919-931.

9. McNicholas W. T. (2008), “Diagnosis of obstructive sleep apnea in adults”, Proc Am Thorac Soc, 5(2), pp. 154-160.

10. Nagayoshi M., Punjabi N. M., Selvin E. et al. (2016), “Obstructive sleep apnea and incident type 2 diabetes”, Sleep Med, 25, pp. 156-161.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Dương Minh Quý, & Hoàng Anh Tiến. (2023). Nghiên cứu hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn ở bệnh nhân nhồi máu não. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 67–63. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/180

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả