Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ NT-proBNP và hs-Troponin T huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

Các tác giả

  • Huỳnh Minh Nhân Trường Đại học Y Dược Huế
  • Hoàng Anh Tiến Trường Đại học Y Dược Huế
  • Lê Thị Bích Thuận Trường Đại học Y Dược Huế
  • Hồ Anh Bình Bệnh Viện Trung ương Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.92

Tóm tắt

Đánh giá lâm sàng một bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên thường bị hạn chế khi triệu chứng không điển hình, điện tim lúc ban đầu cũng không giúp ích nhiều cho chẩn đoán do độ nhạy thấp, các dấu ấn sinh học như hs-Troponin T và NT-proBNP hiện nay được xem là công cụ mới trong việc đánh giá tiên lượng ở bệnh nhâncó hội chứng mạch vành cấp nói chung và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nói riêng.

Đối tượng nghiên cứu: 41 bệnh nhân chẩn đoán NMCT không ST chênh.

Phươngphápnghiêncứu:Mô tả cắt ngang.

Kết quả: Bệnh nhân nhập viện đau thắt ngực mức độ CCS IV là 46,3%, CCS II là 29,3% và CCS III là 24,4%. Mức độ khó thở NYHA I và NYHA II lần lượt là 51,2% và 43,9%. NYHA III chiếm 4,9%. Killip I có 92,7%, Killip II là 7,3%. Không có Killip III và IV. Nồng độ hs-Troponin T trung bình khi nhập viện là 0,102 ± 0,009 ng/ml. Nồng độ NT- proBNP trung bình là 2623,229 ± 343,573 pg/ ml. Trong số 41 bệnh nhân có 100% bệnh nhân có nồng độ hs-Troponin T tăng và 87,8% bệnh nhân có nồng độ NT-proBNP tăng.

Kết luận: Bệnh nhân có đau thắt ngực CCS IV chiếm 46,3% nhưng phần lớn là Killip I (92,7%). Nồng độ hs- Troponin T và NT-proBNP tăng tương ứng với độ nặng của bệnh.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim không ST chênh, hs-Troponin T, NT-proBNP.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Viết An (2012). Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP huyết thanh trong đánh giá tổn thương động mạch vành và tiên lượng hội chứng vành cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.

2. Nguyễn Thị Thu Phượng, Hồ Huỳnh Quang Trí, (2015). “Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của NT-proBNP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 70, tr.30-35.

3. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt và cs (2011). “Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI- ACS study)”, Tạp chí Tim mạch học, số 58, tr.12-25.

4. Nguyễn Anh Vũ (2014). Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, NXB Đại học Huế, tr 33-45; 190-210.

5. AHA/ACC guideline for the management of patients with non-ST-elevation acute coronary syndromes 2014: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”. J Am Coll Cardiol.; 64(24): pp.e139-228.

6. Eckel RH, Jakicic JM, Ard JD, et al. (2013). “AHA/ACC Guideline on Lifestyle Management to Reduce Cardiovascular Risk: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”. J Am Coll Cardiol. pp. S76-S99.

7. ESC Guidelines (2020). for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation”, European Heart Journal, 00, pp.1-79.

8. ESC2015.guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)”. EurHeartJ.; 37(3): pp.267-315.

9. Estrada N, Rubinstein F, Bahit MC, et al. (2006). NTpro-brain natriuretic peptide predicts complexity and severity of the coronary lesions in patients with non–ST-elevation acute coronary syndromes, Am Heart J,151(5), pp.1100e1-1100e7.

10. GoffDC,Lloyd-JonesDM, Bennett G, et al. (2014). ACC/AHA Guideline on the Assessment of Cardiovascular Risk: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation; 129: pp. S49-S73.

11. GonçalvesPA,FerreiraJ,AguiarCandSeabra-GomesR(2005).“TIMI, PURSUIT, and GRACE risk scores: sustained prognostic value and interaction with revascularization in NSTE-ACS”, Eur Heart J, 26, pp.865-872.

12. Goyal BM, Sharma SM, Walia M (2014). “B-Type natriuretic peptide levels predict extent and severity of coronary artery disease in non-ST elevation acute coronary syndrome and normal left ventricular function”, Indian Heart Journal, 66: pp.183-187.

13. Radwan H, Selem A, Ghazal K et al. (2014). “Value of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in predicting prosgnosis and severity of coronary artery disease in acute coronary syndrome”, J Saudi Heart Assoc; 26: pp.192–198.

14. Salama RHM, El- Moniem AEA, El- hefney N et al. (2011). “N-TerminaL PRO-BNP in Acute Coronary Syndrome Patients with ST-Elevation Versus Non-ST Elevation in Qassim Region of Saudi Arabia”, International Journal of Health Sciences, Vol. 5 (2): pp. 1-10.

15. Stone NJ, Robinson J, Lichtenstein AH, et al. (2014). ACC/AHA Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”. Circulation.; 129: pp. S1-S45.

16. Vogiatzis I, Dapcevic I, Datsios A, et al. (2016). “A Comparison of Prognostic Value of the Levels of ProBNP and Troponin T in Patients with Acute Coronary Syndrome (ACS)”, Med Arch.; 70(4): pp.269-273.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Huỳnh Minh Nhân, Hoàng Anh Tiến, Lê Thị Bích Thuận, & Hồ Anh Bình. (2023). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ NT-proBNP và hs-Troponin T huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 33–40. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.92 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>