Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 04-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Tính an toàn của chiến lược xuất viện cùng ngày sau can thiệp động mạch vành qua da theo chương trình ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ổn định: Kết quả từ phân tích gộp

Các tác giả

  • Nguyễn Việt Dũng Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Hường Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Minh Tuấn Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.166

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn của chiến lược xuất viện cùng ngày (SDD) so với theo dõi qua đêm (ON), sau can thiệp động mạch vành qua da (PCI) theo chương trình ở bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định.

Phương pháp: Các cơ sở dữ liệu: PubMed, EMBASE, Web Of Science, Scopus, Thư viện Cochrane và các trung tâm đăng ký thử nghiệm lâm sàng được tìm kiếm để xác định tài liệu liên quan. Các kết cục được đánh giá gồm: biến cố tim mạch chính (MACE), chảy máu lớn, tái nhập viện, biến chứng vị trí chọc mạch, và tái khám đột xuất. Tỷ suất chênh (OR) gộp được ước tính bằng phân tích gộp theo 2 phương pháp: truyền thống và Bayes.

Kết quả: Mười hai thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) bao gồm 2841 bệnh nhân với tuổi trung bình từ 54 - 65 được đưa vào phân tích gộp. Chúng tôi sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (với phương thức Mantel-Haenszel) và mô hình Bayes đa cấp nhị phân - chuẩn để tổng hợp kết quả. Với biến cố MACE, chiến lược xuất viện cùng ngày so với qua đêm sau PCI có OR ước tính là 0,69 (KTC95%: 0,39 - 1,22) với phương pháp truyền thống và 0,68 (KTC95%: 0,31 - 1,39) với phương pháp Bayes. Những kết quả khác cũng tương tự: với biến cố chảy máu lớn (truyền thống, OR: 1.54,95% CI: 0.43 - 5.54; Bayes, OR: 1.77, 95% CI: 0.48- 7.10), tái nhập viện (truyền thống, OR: 1.15, 95% CI: 0.77 - 1.71; Bayes, OR: 1.19, 95% CI: 0.71 -2.05), Biến chứng vị trí chọc mạch (truyền thống, OR: 1.07, 95% CI: 0.76 - 1.52; Bayes, OR: 1.12, 95% CI: 0.66 - 2.01), và tái khám đột xuất (truyền thống, OR: 1.02, 95% CI: 0.71 - 1.45; Bayes, OR: 1.06, 95% CI: 0.69 - 1.70) trong thời gian 30 ngày sau can thiệp.

Kết luận: Phân tích gộp từ 12 thử nghiệm chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến cố bất lợi chính, sau can thiệp 30 ngày, giữa 2 chiến lược. Tuy vậy, trong bối cảnh cỡ mẫu nhỏ và tỷ lệ xảy ra biến cố thấp, phương pháp Bayes tỏ ra thích hợp hơn để đánh giá sự bất định của hiệu quả can thiệp. Chiến lược SDD có thể xem xét để áp dụng với những bệnh nhân được lựa chọn và chuẩn bị cẩn thận.

Từ khóa: Xuất viện cùng ngày, can thiệp động mạch vành qua da, phân tích gộp.

Đã Xuất bản

04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thị Thu Hường, Phạm Minh Tuấn, & Nguyễn Ngọc Quang. (2023). Tính an toàn của chiến lược xuất viện cùng ngày sau can thiệp động mạch vành qua da theo chương trình ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ổn định: Kết quả từ phân tích gộp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 138–149. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.166

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>