Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong tắc động mạch phổi cấp và kẹt van cơ học

Các tác giả

  • Tạ Mạnh Cường Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.122

Tóm tắt

Tổng quan: Huyết khối và thuyên tắc mạch do cục nghẽn mà chủ yếu là do cục máu đông là một cấp cứu nội khoa thường gặp, trong đó nhồi máu phổi và huyết khối gây kẹt van tim cơ học là những cấp cứu tim mạch đặc thù. Có những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tối cấp và thuốc tiêu sợi huyết thực sự đã trở thành một phương pháp cứu sống người bệnh. Tuy vậy, cho đến nay, tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai chưa có báo cáo tổng kết nào đánh giá kết quả điều trị thuốc tiêu sợi huyết rtPA trong cấp cứu bệnh nhân tim mạch, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 37 bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp và kẹt van cơ học do huyết khối sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2019. Các bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, điện tim, siêu âm tim, khí máu động mạch trước và sau khi điều trị thuốc tiêu sợi huyết; theo dõi các biến chứng xảy ra sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết.

Kết quả: Trong 37 bệnh nhân dùng thuốc tiêu sợi huyết, có 25 bệnh nhân nhồi máu phổi và 12 bệnh nhân kẹt van tim cơ học do huyết khối. Thuốc tiêu sợi huyết được dùng trong nghiên cứu là thuốc rtPA (Alteplase). Trong nhóm 25 bệnh nhân nhồi máu phổi, sau tiêu sợi huyết các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, mức độ NYHA, lactate máu, áp lực động mạch phổi, đường kính thất phải đều giảm rõ rệt so với trước tiêu sợi huyết (p < 0,05); các thông số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều tăng lên (p< 0,001). Trong nhóm 12 bệnh nhân kẹt van hai lá cơ học, có 10 bệnh nhân (chiếm 83,3%) đạt kết quả thành công hoàn toàn, có 2 bệnh nhân (chiếm 16,7%) thành công một phần. Về biến chứng, trong 37 bệnh nhân dùng thuốc Alteplase thì có 5 bệnh nhân có biến chứng chảy máu. Trong 5 bệnh nhân có biến chứng chảy máu thì chỉ 1 bệnh nhân bị sốc mất máu và có 2 bệnh nhân phải truyền máu.

Kết luận: Thuốc tiêu sợi huyết rtPA (Alteplase) làm cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh nhân cả về lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc động mạch phổi cấp và kẹt van cơ học do huyết khối. Biến chứng chảy máu ít gặp.

Từ khóa: thuốc tiêu sợi huyết, tắc động mạch phổi cấp, kẹt van cơ học do huyết khối.

Tài liệu tham khảo

1. RichardE.Klabunde(2012)“http://www.cvpharmacology.com/thrombolytic/thrombolytic.htm http://www.cvpharmacology.com/thrombolytic/thrombolytic.htm">

2. HoàngBùiHải(2013), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị Tắc động mạch phổi cấp”, Luậnántiếnsĩ.

3. ChrsitopheMarti,GregorJohnvàcáccộngsự, “Systemic thrombolytic therapy for acute pulmonary embolism: a systematic review and meta-analysis”, European Heart Journal(2015) 36,605-614.

4. Tzu-TeiWang,AlesandroSquizzato và cộng sự, “The role of thrombolytic therapy in pulmonary embolism”, Blood (2015)25.

5. M.Ozkan,S.Gunduzvàcáccộngsự, “Comparison of different TEE-guided thrombolytic regimens for prosthetic valve thrombosis: the TROIA trial”, JACCCardiovascImaging(2013) 6(2), tr. 206-16.

6. RoudautRTongAT,OzkanMvàcộngsự, “Transesophageal echocardiography improves risk assessment of thrombolysis of prosthetic valve thrombosis: Results of the international PRO-TEE registry.”,JAmCollCardiol (2004) tr. 43:77-84.

7. Dalla-VoltaS,PallaA,SantolicandroAetal(1992), “PAIMS 2: alteplase combined with heparin versus heparin in the treatment of acute pulmonary embolism. Plasminogen activator Italian multicenter study 2”, J Am Coll Cardiol; 20:520 – 526.

8. Wan S, Quinlan DJ, Agnelli G et al(2004), “Thrombolysis compared with heparin for the initial treatment of pulmonary embolism: a meta-analysis of the randomized controlled trials”, Circulation; 110:744-749.

9. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Giang Phúc (2016), “Alteplase liều thấp trong điều trị tắc động mạch phổi cấp”, YhọcViệtNam, tập 444 tháng 7, số 1, tr 100-4.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Tạ Mạnh Cường, & Nguyễn Thị Thu Hương. (2023). Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong tắc động mạch phổi cấp và kẹt van cơ học. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 61–68. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.122

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả