Vai trò của siêu âm tim 3D trong đánh giá mất đồng bộ thất và dự báo tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.129

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của thể tích, phân số tống máu và chỉ số mất đồng bộ tâm thu thất trái đánh giá trên siêu âm tim 3D trong dự báo tái cấu trúc thất trái ở các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp.

Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân NMCT cấp lần đầu, có chỉ định chụp động mạch vành (ĐMV), nong và đặt stent ĐMV, tất cả các bệnh nhân được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng và làm bệnh án theo mẫu, làm xét nghiệm sinh hoá và men tim, ĐTĐ 12 chuyển đạo, siêu âm tim 2D (SAT2D) và siêu âm tim 3D (SAT3D). Tất cả các BN đều được chụp ĐMV, nong và đặt stent ĐMV và được theo dõi đánh giá lại kích thước và chức năng thất trái trên siêu âm tim sau 12 tháng. Tiêu chuẩn để xác định BN có tái cấu trúc thất trái là thể tích cuối tâm trương thất trái tăng ≥ 15% khi đánh giá lại trên siêu âm tim sau 12 tháng.

Kết quả: Trong thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2021, có 109 bệnh nhân NMCT cấp có tuổi trung bình 63,5 ± 19,1, nam giới 72,4%, nữ giới 27,6% được đưa vào nghiên cứu. Sau 12 tháng, 52 (49,1%) bệnh nhân có tái cấu trúc thất trái trên SAT2D và 46 (42,2%) bệnh nhân có tái cấu trúc thất trái trên SAT3D. So với nhóm không có tái cấu trúc thất trái trên SAT3D, nhóm có tái cấu trúc thất trái có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn, có nồng độ TroponinT-hs cao hơn, có nồng độ NT-proBNP cao hơn, có tỷ lệ NMCT thành trước cao hơn, tỷ lệ NMCT thành dưới thấp hơn, có chỉ số thể tích cuối tâm trương và chỉ số thể tích cuối tâm thu trên SAT3D cao hơn và có chỉ số mất đồng bộ tâm thu trên SAT3D cao hơn, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Giá trị dự báo tái cấu trúc thất trái của chỉ số mất đồng bộ tâm thu với giá trị ngưỡng >4,9 là cao nhất với độ nhạy 81,6%, độ đặc hiệu 85,9%, diện tích dưới đường cong ROC 0,79 với p<0,01, tiếp theo đến chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương (giá trị ngưỡng 114,4 ml/m2, độ nhạy 72,4%, độ đặc hiệu 79,5%, diện tích dưới đường cong ROC 0,78, p<0,05), rồi đến chỉ số thể tích thất trái cuối tâm thu (giá trị ngưỡng 67,3 ml/ m2, độ nhạy 70,7%, độ đặc hiệu 78,3%, diện tích dưới đường cong ROC 0,78, p<0,05). Phân số tống máu EF không có giá trị dự báo tái cấu trúc thất trái (p>0,05). Các thông số về thể tích buồng thất trái trên SAT2D không có giá trị dự báo tái cấu trúc thất trái sau NMCT cấp 12 tháng (p>0,05).

Kết luận: Chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương, chỉ số thể tích thất trái cuối tâm thu và chỉ số mất đồng bộ tâm thu trên SAT3D có giá trị dự báo tái cấu trúc thất trái sau NMCT cấp 12 tháng và nên được áp dụng trong thực hành lâm sàng.

Từ khoá: Siêu âm tim 3D, mất đồng bộ thất, tái cấu trúc thất trái, nhồi máu cơ tim.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng, Văn Đức Hạnh, Nguyễn Ngọc Quang (2010). “Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 52-2010.

2. NguyễnThịThuHoài,NguyễnThịThanhNga,ĐinhThịThuHương,ĐỗDoãnLợi,NguyễnLânViệt(2013). “Giá trị dự báo tái cấu trúc thất trái của mất đồng bộ tim đanh giá bằng siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có QRS hẹp được can thiệp động mạch vành”. Kỷ Yếu Toàn Văn các đề tài khoa học, Hội nghị Tim mạch học miền Trung (2013).

3. ThygesenK,AlpertJS,JaffeAS,etal., on behalf of the Joint European Society of Cardiology (ESC)/ American College of Cardiology (ACC)/American Heart Association (AHA)/World Heart Federation (WHF) Task Force for the Universal Definition of Myocardial Infarction (2018). “Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction”. JAmCollCardiol2018;Aug25.

4. LangRM,BadanoLP,Mor-AviV,AfilaloJ,AmstrongA,VoigtJUetal(2015)“Recommendations for Cardiac Chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging”. JAmSocEchocardiogr2015;28:1-39.

5. Sonne C, Sugeng L, Takeuchi M, Lang RM, et al (2009). “Real-time three dimentional echocardiographic assessment of left ventricular dyssynchrony” J Am Coll Cardiol Cardiovascular Imaging 2009;2: 802–12.

6. VisserCA. Left ventricular remodelling after myocardial infarction: importance of residual myocardial viability and ischaemia. Heart 2003; 89: 1121-2.

7. GaudronP,EillesC,KuglerI,ErtlG. Progressive left ventricular dysfunction and remodeling after myocardial infarction. Potential mechanisms and early predictors. Circulation1993;87:755-63.

8. Zaliaduonyte-PeksieneD,VaskelyteJJ,MizarieneV,JurkeviciusR,ZaliunasR. Does longitudinal strain predict left ventricular remodeling after myocardial infarction? Echocardiography 2012; 29: 419-27.

9. YangNI,HungMJ,CherngWJ, Wang CH, Cheng CW, Kuo LT. Analysis of left ventricular changes after acute myocardial infarction us-ing transthoracic real-time three-dimensional echocardiography. Angiology 2008-2009;59: 688-94.

10. VieiraML,OliveiraWA,CordovilA,RodriguesAC,MonacoCG,AfonsoT,etal. 3D Echo pilot study of geometric left ventricular changes after acute myocardial infarction. Arq Bras Cardiol 2013; 101: 43-51.

11. Zhou Q, Deng Q, Huang J, Chen JL, Hu B, Guo RQ. Evaluation of left ventricular mechanical dyssynchrony in patients with heart failure after myocardial infarction by real-time three-dimensional echocardiography. Saudi Med J 2012; 33: 256-61.

12. Karuzas A, Rumbinaite E, Verikas D, et al (2019) “Accuracy of three-dimensional systolic dyssynchrony and sphericity indexes for identifying early left ventricular remodeling after acute myocardial infarction” Anatol J Cardiol 2019; 22: 13-20.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thu Hoài, Phan Đình Phong, & Phạm Mạnh Hùng. (2023). Vai trò của siêu âm tim 3D trong đánh giá mất đồng bộ thất và dự báo tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 113–120. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.129

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>