Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát sớm sau chuyển nhịp xoang ở bệnh nhân rung nhĩ

Các tác giả

  • Ong Thị Minh Hoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
  • Nguyễn Lân Hiếu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.118

Tóm tắt

Giới thiệu: Tái phát sớm ở bệnh nhân rung nhĩ sau chuyển nhịp làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị này. Chúng tôi tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tái phát sớm nhằm duy trì lợi ích của nhịp xoang, lựa chọn bệnh nhân chuyển nhịp hợp lý hơn.

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tái phát sớm (24 giờ) sau chuyển nhịp bằng sốc điện (CNBSĐ) và thuốc truyền tĩnh mạch (CNBTTM) ở bệnh nhân rung nhĩ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 118 bệnh nhân được CNBSĐ và CNBTTM (Amiodarone) thành công, tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2019 – 9/2020. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo được đánh giá sau 24 giờ chuyển nhịp, xác định tái phát sớm rung nhĩ.

Kết quả: Bệnh nhân được CNBSĐ và CNBTTM chiếm tỷ lệ lần lượt là (62 bệnh nhân) 52.5% và (56 bệnh nhân) 47.5%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62.0 ± 12.9 năm, tỷ lệ nam/nữ là 1.5/1. Tỷ lệ tái phát sớm rung nhĩ sau chuyển nhịp là 5.9%. Phân tích đơn biến, tuổi (p = 0.01), phân độ EHRA theo triệu chứng lâm sàng (p = 0.01), điểm CHA2DS2- VASc (p < 0.001), điểm HATCH (p < 0.001), hội chứng vành cấp tính (p = 0.01), suy tim EF ≤ 40% (p = 0.01), sử dụng statin (p = 0.01), sóng P 2 pha (p = 0.01), thời gian sóng P ≥ 120ms (p < 0.001), thể tích nhĩ trái (LAVI) (p = 0.004) liên quan tới tái phát rung nhĩ sớm. Phân tích hồi quy đa biến Logistic, điểm HATCH (p < 0.001) là yếu tố duy nhất dự báo rung nhĩ tái phát sớm sau chuyển nhịp. Kết luận: Điểm HATCH có thể dự báo tái phát rung nhĩ sớm (24 giờ) sau chuyển nhịp bằng sốc điện và thuốc truyền tĩnh mạch.

Từ khóa: Rung nhĩ, chuyển nhịp bằng sốc điện, thuốc truyền tĩnh mạch, tái phát sớm.

Tài liệu tham khảo

1. PistersR,NieuwlaatR,PrinsMH,etal. Clinical correlates of immediate success and outcome at 1-year follow-up of real-world cardioversion of atrial fibrillation: the Euro Heart Survey. Europace. 2012;14(5):666-674.

2. Enriquez Rodriguez LE, Perez De Isla L, Jimenez Martin M, et al. P6392Utility of HATCH score as predictor of atrial fibrillation recurrence in patients underwent electrical cardioversion. Eur Heart J. 2017;38(suppl_1).

3. KhanIA. Transient atrial mechanical dysfunction (stunning) after cardioversion of atrial fibrillation and flutter. Am Heart J. 2002;144(1):11-22.

4. OkçünB,YigitZ,AratA,BaranT,KüçükogluMS. Stunning of the left atrium after conversion of atrial fibrillation: predictor for maintenance of sinus rhythm? Echocardiography. 2005;22(5):402-407.

5. VitaliF,SerenelliM,AiraksinenJ,etal. CHA2DS2-VASc score predicts atrial fibrillation recurrence after cardioversion: Systematic review and individual patient pooled meta-analysis. Clin Cardiol. 2019;42(3):358-364.

6. RaittMH,VolgmanAS,ZobleRG,etal. Prediction of the recurrence of atrial fibrillation after cardioversion in the Atrial Fibrillation Follow-up Investigation of Rhythm Management (AFFIRM) study. Am Heart J. 2006;151(2):390-396.

7. Yan P, Dong P, Li Z, Cheng J. Statin therapy decreased the recurrence frequency of atrial fibrillation after electrical cardioversion: a meta-analysis. Med Sci Monit. 2014;20:2753-2758.

8. Fujimoto Y, Yodogawa K, Maru Y-J, et al. Advanced interatrial block is an electrocardiographic marker for recurrence of atrial fibrillation after electrical cardioversion. Int J Cardiol. 2018;272:113-117.

9. MarcheseP,BursiF,DelleDonneG,etal. Indexed left atrial volume predicts the recurrence of non- valvular atrial fibrillation after successful cardioversion. EurJEchocardiogr. 2011;12(3):214-221.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Ong Thị Minh Hoa, & Nguyễn Lân Hiếu. (2023). Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát sớm sau chuyển nhịp xoang ở bệnh nhân rung nhĩ. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 33–37. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.118

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>