Can thiệp Tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai: kết quả sau 2 năm nhìn lại 2015-2016

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Ngọc Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Kim Ngọc Thanh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Duyên Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Thu Trang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Minh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Bảo Trang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Quốc Hiển Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Tuấn Việt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Lân Hiếu Đại học Y Hà Nội
  • Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Giới thiệu: Số lượng bệnh nhân mắc tim bẩm sinh được can thiệp bằng đường ống thông ngày càng tăng ở Việt Nam.

Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm báo cáo kết quả, hiệu quả và biến chứng can thiệp bằng ống thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam 2015-2016.

Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 1265 bệnh nhân (tuổi trung bình: 25,8 ± 17.0; nhỏ nhất 6 tháng tuổi, cao nhất 76 tuổi) có bệnh tim bẩm sinh mà được thực hiện can thiệp qua da từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016. Toàn bộ dữ liệu lâm sàng được thu thập hồi cứu dựa trên dữ liệu bệnh viện và bệnh án bệnh nhân.

Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận gồm 1265 ca can thiệp TBS/22.416 ca nhập viện nội trú (5,64%), trong đó chủ yếu là thông liên nhĩ (TLN), thông liên thất (TLT) và ống động mạch (ÔĐM), cụ thể như sau: 499 ca TLN (39,6%), 158 ca TLT (12,5%), 251 ca CODM (19.8%), 52 ca hẹp van động mạch phổi và 7 ca nong van ĐMC.

Thủ thuật can thiệp thành công trên 1194/1265 ca (94,4%). Biến chứng sớm chính xảy ra ở 71 ca (5,6%), trong đó bao gồm 52 ca rối loạn nhịp, 10 ca đái máu, 1 ca ép tim do tràn máu màng ngoài tim cấp và 2 ca di lệch dụng cụ (1 TLT, 1 TLN). Biến chứng khác là shunt tồn lưu nhỏ ở 6 ca TLT, TLN. Thời gian theo dõi sau can thiệp là 3 ngày. Chúng tôi không ghi nhận tắc mạch não, nhồi máu cơ tim, và tử vong trong quá trình can thiệp cũng như thời gian theo dõi.

Kết luận: Phương pháp can thiệp bằng ống thông theo đường dưới da cho bệnh nhân tim bẩm sinh là hiệu quả và an toàn trong đại đa số các ca. Tỷ lệ biến chứng sớm sau can thiệp là 5,6%.

Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, biến chứng sớm sau can thiệp, can thiệp tim bẩm sinh.

Tài liệu tham khảo

1. Theo Vos, Ryan M. Barber, Brad Bell và các cộng sự., "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013", The Lancet, 386(9995), tr. 743-800.

2. Ariane J. Marelli, Raluca Ionescu-Ittu, Andrew S. Mackie và các cộng sự. (2014), "Lifetime Prevalence of Congenital Heart Disease in the General Population From 2000 to 2010", Circulation, 130(9), tr. 749-756.

3. Yumi Shiina, Tomohiko Toyoda, Yasutaka Kawasoe và các cộng sự., "Prevalence of adult patients with congenital heart disease in Japan", International Journal of Cardiology, 146(1), tr. 13-16.

4. Nguyễn Lân Việt (2010 ), "nghiên cứu mô hình bệnh tạt ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007", Tạp chí Tim mạch học số 52.

5. Phạm Mạnh Hùng: can thiệp tim bẩm sinh: làm gì? bao giờ? khi nào.

6. Carianne L. Verheugt, Cuno S.P.M. Uiterwaal, Enno T. van der Velde và các cộng sự. (2008), "Gender and Outcome in Adult Congenital Heart Disease", Circulation, 118(1), tr. 26-32.

7. Lê Thành Khánh Vân (2015), "Điều trị bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy ", Tạp chí y học thực hành.

8. P. Engelfriet và B. Mulder (2009), "Gender differences in adult congenital heart disease", Neth Heart J, 17(11), tr. 414-7.

9. Nguyễn Thị Nhung (2016): Nhận xét đặc điểm tim bẩm sinh người lớn tại Viện Tim mạch quốc gia- Luận văn tốt nghiệp BS đa khoa 2016.

10. Nelson textbook of pediatrics 20th (Daniel Bernstein,), Elsevier.

11. Trần Thị Mai Hồng (2012), "Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số huyết học ở bệnh nhân tim bẩm sinh.",

Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa.

12. Lê Thị Kim Dung, "Phân loại tim bẩm sinh điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. ".

13. Nguyễn Thị Thanh Hương (2010), "Đặc điểm bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. ", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.

14. Ths.Bs. Hoàng Thị Phú Bằng và cộng sự (2017): Can thiệp bằng ống thông ở bệnh nhân Tim bẩm sinh: nghiên cứu hồi cứu tại Việt Nam, báo cáo hội nghị can thiệp tim mạch toàn quốc 11/2017 tại Cần thơ.

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Mai Ngọc, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Duyên, Đỗ Thu Trang, Nguyễn Minh Hùng, Trần Bảo Trang, Đỗ Quốc Hiển, Phạm Tuấn Việt, Nguyễn Lân Hiếu, & Trương Thanh Hương. (2018). Can thiệp Tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai: kết quả sau 2 năm nhìn lại 2015-2016. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 145–152. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/426

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>