Bước đầu nghiên cứu ứng dụng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Ngọc Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Trang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Kim Ngọc Thanh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Tuấn Hải Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thanh Tùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Đoàn Thủy Đại học Y Hà Nội
  • Bùi Đình Tùng Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Ngọc Hồng Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Cơ sở khoa học: Clopidogrel là thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu được sử dụng phổ biến trong liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép và được chuyển hóa bởi CYP2C19. Đa hình gen CYP2C19 ảnh hưởng đến chuyển hóa Clopidogel.

Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm đánh giá ảnh hưởng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da.

Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 30 bệnh nhân đã được đặt stent động mạch vành qua da và được dùng Clopidogel, xác định kiểu gen CYP2C19 và đánh giá tác dụng của đa hình gen CYP2C19 lên độ ngưng tập tiểu cầu ở giai đoạn sớm và muộn sau dùng thuốc.

Kết quả: Có 10/30 bệnh nhân (33,4%) kiểu gen CYP2C19*1/*1, 18/30 ca (60%) kiểu gen CY2C19*1*2, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*1*3, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*2*2. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân kiểu gen CY2C19*1*1 trung bình là 19.2±13.6%; ở các bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*2*2 là 58% tại thời điểm lúc trước khi làm xét nghiệm gen và được dùng Clopidogrel 75mg/1 ngày, and 6% 30 ngày sau khi chuyển sang dùng 90 mg Ticagrelor 2 lần/1 ngày. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*1*2 và CY2C19*1*3 là 33.5± 8.7% trước khi làm xét nghiệm gen dùng 75 mg Clopidogrel mỗi ngày, và 19.5±5.9% 30 ngày sau khi tăng liều Clopidogrel lên gấp 3 lần (225mg/1 ngày).

Kết luận: Có sự ảnh hưởng giữa kiểu gen CYP2C19 và tác dụng của Clopidogrel. Xác định được kiểu đa hình gen CYP2C19 giúp ích đánh giá được tác dụng lên độ ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel trong điều trị .

Từ khóa: Đa hình gen CYP2C19, kháng Clopidogrel.

Tài liệu tham khảo

1. Scott S. A., Sangkuhl K., S tein C. M. et al. (2013). Clinical Pharmacogenetics Implementation Consortium guidelines for CYP2C19 genotype and clopidogrel therapy: 2013 update. Clin Pharmacol Ther, 94(3), 317 - 323.

2. Mega J. L., Simon T., Collet J. P. et al. (2010). Reduced – function CYP2C19 genotype and risk of adverse clinical outcomes among patients treated with clopidogrel predominantly for PCI : a meta - analysis. JAMA. 304 (16), 1821 - 1830.

3. Baskett R. J., Cafferty F. H., Powell S. J., Kinsman R., Keogh B. E., Nashef S. A. (2006). Total arterial revascularization is safe: multicenter ten-year analysis of 71,470 coronary procedures. Ann Thorac Surg. 81(4), 1243 - 1248.

4. Quách Hữu Trung (2014), Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao,

Viện Nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. Hà Nội.

5. Boris T. I., Mareike Sausemuth H. I., Evangelos G. et al (2009). Dual Antiplatelet Drug Resistance Is a Risk Factor for Cardiovascular Events after Percutaneous Coronary Intervention. Clinical Chemistry. 55, 1171 - 1176.

6. Đỗ Quang Huân, Hồ Tấn Thịnh (2013). Tỷ lệ không đáp ứng với điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da. Tạp chí Y học thực hành (878), 9 - 13.

7. Liu Mao et al (2013). Cytochrome CYP2C19 polymorphism and risk of adverse clinical events in clopidogrel-treated patients: A meta-analysis based on 23035 subjects. Archives of Cardiovascular Disease. 106, 517-527.

8. Simon T., Verstuyft C., Mary-Krause M. et al. (2009). French Registry of Acute ST-elevation and Non-ST-elevation Myocardial Infarction (FAST-MI) Investigators. N Engl J Med. 360, 363 - 375.

9. Mega J. L., Close S. L., Wiviott S. D., Shen L., Walker J. R., Simon T., Antman E. M., Braunwald E., Sabatine M. S. (2010). Genetic variants in ABCB1 and CYP2C19 and cardiovascular outcomes after treatment with clopidogrel and prasugrel in the TRITON-TIMI 38 trial: a pharmacogenetic analysis. Lancet. 376(9749), 1312 - 1319.

10. Lee S. S., Lee S. J. et al., (2007). Comparisons of CYP2C19 Genetic Polymorphisms Between Korean and Vietnamese Populations. Therapeutic Drug Monitoring. 29(4), 455 - 459.

11. Veiga M. I., Asimus S., et al. (2009). Pharmacogenomics of CYP2A6, CYP2B6, CYP2C19, CYP2D6, CYP3A4, CYP3A5 and MDR1 in Vietnam. Eur J ClinPharmacol. 65(4), 355 - 363.

12. Desta Z., Zhao X., Shin J. G. & Flockhart D. A. (2002). Clinical significance of the cytochrome P450 2C19 genetic polymorphism. Clin Pharmacokinet. 41, 913 - 958.

13. Xie H. G., Kim R. B., Wood A. J. & Stein C. M. (2001). Molecular basis of ethnic differences in drug disposition and response. Annu Rev Pharmacol Toxicol. 41, 815 - 850.

14. Jeong, Y. H. et al. (2011). Effect of CYP2C19*2 and *3 loss-of-function alleles on platelet reactivity and adverse clinical events in East Asian acute myocardial infarction survivors treated with clopidogrel and aspirin. Circ Cardiovasc Interv. 4, 585 - 594.

15. Karin Badavievich Mirzaev et al (2013). CYP2C19*2, CYP2C19*3, CYP2C19*17 allele and genotype frequencies in clopidogrel – treated patients with coronary heart disease from the Russian population. Biomeditsina. 2, 117 - 128

16. Nguyễn Thị Minh Ngọc và cs. Xây dựng quy trình xác định đa hình gen CYP2C19 và gen ITGB3 ở bệnh nhân mạch vành. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú. 2017.

17. Kavita K. Shalia, Vinod K. Shah, Poonam Pawar et al (2013), Polymorphisms of MDR1, CYP2C19 and P2Y12 genes in Indian population: Effects on clopidogrel response. Indian Heart Journal. 65, 158 – 167

18. Xiang Xie, Yi - Tong Ma, Yi - Ning Yang.(2013). CYP2C19 Phenotype, Stent Thrombosis, Myocardial Infarction, and Mortality in Patients with Coronary Stent Placement in a Chinese Population. PLoS One. 8(3), 59344 - 59349.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Mai Ngọc, Nguyễn Thị Trang, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Tuấn Hải, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Đoàn Thủy, Bùi Đình Tùng, Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Đỗ Doãn Lợi, & Trương Thanh Hương. (2018). Bước đầu nghiên cứu ứng dụng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 166–174. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/429

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>