Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 03-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Đột quỵ sau can thiệp mạch vành – kinh nghiệm qua ca lâm sàng

Các tác giả

  • Nguyễn Hải Cường Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng
  • Nguyễn Văn Thiên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng
  • Hoàng Anh Tiến Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.111

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ thiếu máu não xảy ra sau can thiệp động mạch vành qua da (PCI) tiên phát thường là hiếm nhưng để lại hậu quả nặng nề. Tỷ lệ bệnh nặng và tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân này cao hơn so với nhóm bệnh nhân bị các biến chứng khác liên quan đến thủ thuật.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu nhân một trường hợp bị biến chứng đột quỵ thiếu máu não cấp sau can thiệp mạch vành cấp cứu.

Kết quả: Chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ ngay lúc bệnh nhân còn nằm trên bàn thủ thuật rất quan trọng. Người làm thủ thuật nên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân sau những bước chính của quy trình can thiệp như hút huyết khối. Nếu nghi ngờ đột quỵ thiếu máu não khi ống thông động mạch đùi vẫn còn trong lòng mạch, tiến hành chụp mạch não ngay là một giải pháp khả dĩ được thực hiện bởi bác sỹ can thiệp để xác nhận chẩn đoán và xác định hình thái của huyết khối, mức độ thuyên tắc. Lấy huyết khối cơ học và thuốc ly giải huyết khối động mạch như alteplase có thể là giải pháp điều trị chọn lựa trong tình huống này.

Kết luận: Nên tránh hút huyết khối thường quy và thực hiện cẩn trọng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa biến chứng đột quỵ nhồi máu não cấp. Nhận diện sớm triệu chứng nghi ngờ ngay sau khi hoàn tất thủ thuật cũng như trong quá trình theo dõi để đánh giá chính xác thời gian cửa sổ điều trị và phối hợp nhiều nhóm chuyên khoa.

Từ khóa: Đột quỵ, can thiệp động mạch vành qua da.

Đã Xuất bản

03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Hải Cường, Nguyễn Văn Thiên, & Hoàng Anh Tiến. (2023). Đột quỵ sau can thiệp mạch vành – kinh nghiệm qua ca lâm sàng. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 159–166. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.111

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả