Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 01-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế

Các tác giả

  • Đoàn Chí Thắng Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Ngô Lâm Sơn - Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Mai Xuân Anh Bệnh Viện Trung ương Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.97

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh tim mạch. Tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp chiếm 38,8%. Đặt máy tạo nhịp là một trong những phương pháp tối ưu để điều trị rối loạn nhịp chậm. Máy tạo nhịp hai buồng đang được lựa chọn và sử dụng với tỷ lệ cao hơn so với máy một buồng ở nhiều trung tâm y tế lớn tại Việt Nam. Để đẩy mạnh việc ứng dụng tạo nhịp tim trong điều trị một số rối loạn nhịp chậm và các bệnh lý tim mạch ở nước ta ngày càng phát triển rộng rãi và hiệu quả hơn. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau 6 tháng đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại bệnh viện Trung ương Huế.

Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu tiến cứu trên 132 bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm tim đánh giá những thông số liên quan đến máy tạo nhịp. Những bệnh nhân này có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008.

Kết quả: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở cả hai nhóm tạo nhịp mỏm và vách đều giảm có ý nghĩa với p <0,01. Trước tạo nhịp, triệu chứng xoàng trước đặt máy chiếm tỷ lệ cao nhất 69,7% sau tạo nhịp là 9,1% giảm có ý nghĩa với p < 0,01. Triệu chứng ngất trước tạo nhịp chiếm 45,5% sau 6 tháng tạo nhịp giảm xuống chỉ còn 1,5%, có ý nghĩa với p < 0,01. Các triệu chứng lâm sàng khác cũng đều giảm có ý nghĩa với p< 0,01. Tỷ lệ hở van 3 lá mức độ nhẹ trước tạo nhịp là 68,9%, sau 6 tháng là 72,0%, không có sự khác biệt với p > 0,05. Hở van 3 lá độ vừa sau 6 tháng tăng từ 6,8% lên 9,1%, p > 0,05. Sau 6 tháng tạo nhịp, CO trung bình tăng từ 3,82 ± 1,04 l/p trước tạo nhịp lên 5,57 ± 1,49 l/p, với p < 0,01. PAPs giảm từ 30,8 ± 7,41 mmHg trước tạo nhịp xuống còn 28,02 ± 5,27 mmHg sau 6 tháng tạo nhịp, với p < 0,05. EF trung bình giảm còn 57,09 ± 8,26% sau 6 tháng tạo nhịp so với 58,82 ± 7,50% trước tạo nhịp, với p < 0,05.

Kết luận: Phương pháp đặt máy tạo nhịp hai buồng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.

Từ khóa: Tạo nhịp hai buồng; nhịp tim chậm; đặc điểm lâm sàng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 01-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Đoàn Chí Thắng, Ngô Lâm Sơn -, & Mai Xuân Anh. (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 74–82. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.97

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG