Một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị gây xơ bọt ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính

Các tác giả

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Minh Đức Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bùi Văn Dũng Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Đặng Thị Việt Hà Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Thị Thanh Huyền Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Phạm Thắng Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Phương pháp gây xơ bọt ngày càng được chỉ định rộng rãi cho suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính, tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng phụ của phương pháp này tại Việt Nam còn khá hạn chế.

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị gây xơ trên bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính.

Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp nhãn mở trên 34 chân (31 bệnh nhân) suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ bọt và theo dõi sau 1 tháng.

Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,4 ± 11,2. Nhóm tuổi từ 40 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58 %. Tỷ lệ nữ/nam ~ 4/1. Thể tích bọt gây xơ trung bình trong mỗi thủ thuật là 4,2 ± 0,5 ml. Nồng độ bọt sử dụng trung bình là 2,1 ± 0,5%. Một số tác dụng phụ thường gặp: 23,5% xuất hiện rối loạn sắc tố da, 14,7% đau dọc đường đi của tĩnh mạch.

Kết luận: Gây xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt dưới hướng dẫn của siêu âm là thủ thuật an toàn, xâm nhập tối thiểu trong điều trị suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính.

Từ khóa: Suy tĩnh mạch, gây xơ tạo bọt.

Tài liệu tham khảo

1. Robertson L, C. Evans và Fowkes F.G (2008). “Epidemiology of chronic venous disease”, Phlebology, 23(3), 103-11.

2. Nguyễn Tuấn Hải (2014),“Cập nhật điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới”. Đại hội Tim mạch toàn quốc XIV.

3. Green, D., (1998). Sclerotherapy Treatment Insights.Dermatologic Clinics, 16(1), 195-211.

4. Cavezzi, A. and K. Parsi (2012). Complications of foam sclerotherapy. Phlebology, 27 Suppl 1, 46 - 51.

5. Allegra, C., et al (2003). The “C” of CEAP: suggested definitions and refinements: an International Union of Phlebology conference of experts. J Vasc Surg, 37(1), 129 - 31.

6. Vasquez MA, M.C., (2008). Venous clinical severity score and quality-of-life assessment tools: application to vein practice.Phlebology, 23, 259 - 275.

7. Green D (1998). “Sclerotherapy treatment insights”, Dermatol Clin, 16(1), 195-211.

8. Gillet J et al (2013), “Is the treatment of the small saphenous veins with foam sclerotherapy at risk of deep vein thrombosis?”, Phlebology.

9. Thomasset S.C et al (2010), “Ultrasound guided foam sclerotherapy: factors associated with outcomes and complications”,Eur J Vasc Endovasc Surg, 40(3),389 - 392.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Minh Đức, Bùi Văn Dũng, Đặng Thị Việt Hà, Vũ Thị Thanh Huyền, & Phạm Thắng. (2016). Một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị gây xơ bọt ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 152–157. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/507

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả