Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp

Các tác giả

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Đặng Khiêm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Thị Xuân Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Thị Thanh Huyền Bệnh viện Lão khoa Trung ương

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.144

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Ngã là một sự kiện nghiêm trọng ở người cao tuổi và gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho người cao tuổi.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ ngã, tái ngã, nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 250 bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi được chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71.7±8.8 (năm). 89 bệnh nhân (35,6%) có tiền sử ngã trong 12 tháng trước đó. 47 (18,8%) bệnh nhân có tái ngã trong đó tỷ lệ tái ngã ở nam và nữ là 23,42% và 15,1%. Nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi, BMI <23 có tỷ lệ tái ngã cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm tuổi 60-69 và 70-79 hoặc BMI ≥23. Bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày và hoạt động chức năng hàng ngày có sử dụng dụng cụ có tỷ lệ tái ngã cao hơn so với nhóm không suy giảm. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao đánh giá bằng bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ ngã 21 thành tố, bộ câu hỏi Stratify, test thời gian đứng lên và đi lần lượt là 41%; 39%; 59,6%. Nguy cơ ngã cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 80 tuổi.

Kết luận: Đánh giá nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi như một tiêu chí bắt buộc trong khám bệnh cho NCT tại các phòng khám, để có kế hoạch dự phòng nguy cơ ngã. Lựa chọn test, bảng điểm đánh giá nguy cơ ngã phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Từ khóa: Nguy cơ ngã, người cao tuổi, tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (2008). WHO global report on falls prevention in older age. Geneva: World Health Organization. https://apps.who.int/iris/handle/10665/43811 https://apps.who.int/iris/handle/10665/43811">

2. L. Seematter‐Bagnoud, V. Wietlisbach, B. Yersin et al. (2006). Healthcare utilization of elderly persons hospitalized after a noninjurious fall in a Swiss academic medical center. J Am Geriatr Soc, 54 (6), 891-897.

3. E. Bergeron, J. Clement, A. Lavoie et al. (2006). A simple fall in the elderly: not so simple. Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 60 (2), 268-273.

4. B.S.Roudsari,B.E.Ebel,P.S.Corsoetal.(2005). The acute medical care costs of fall-related injuries among the US older adults. Injury, 36 (11), 1316-1322.

5. National Institutes of Health (1997). The sixth report of Joint National Committee on prevention, detection, evaluation and treatment of high blood pressure. NIH publication, 98, 11- 13.

6. PhạmThắng(2003). Tìm hiểu tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở người già sống tại cộng đồng. TạpchíNộikhoa, 3, 6-11.

7. BergKO,Wood-DauphineeSL,WilliamsJI,MakiB. Measuring balance in the elderly: validation of an instrument. Can J Public Health. 1992 Jul-Aug;83 Suppl 2:S7-11. PMID: 1468055.

8. D. Podsiadlo và S. Richardson (1991). The timed “Up & Go”: a test of basic functional mobility for frail elderly persons. J Am Geriatr Soc, 39 (2), 142-148.

9. STRATIFY – Falls Risk Assessment Tool. Available from: https://hgs.uhb.nhs.uk/wp-content/uploads/ STRATIFY.pdf. 10.WHO.BMIClassifiation.2004;Availablefrom:http://apps.who.int/bmi/index.jsp?introPage=intro_3. html. https://hgs.uhb.nhs.uk/wp-content/uploads/ STRATIFY.pdf. 10.WHO.BMIClassifiation.2004;Availablefrom:http://apps.who.int/bmi/index.jsp?introPage=intro_3. html.">

10. WallaceM.(2007). Katz Index of Independence in Activities of Daily Living. Try this(2),

11. Carla.G(2007). The Lawton Instrumental Activities of Daily Living (IADL) Scale. Try this(23).

12. A. Gangavati, I. Hajjar, L. Quach et al. (2011). Hypertension, orthostatic hypotension, and the risk of falls in a community-dwelling elderly population: the maintenance of balance, independent living, intellect, and zest in the elderly of Boston study. J Am Geriatr Soc, 59 (3), 383-389.

13. A. Blake, K. Morgan, M. Bendall et al. (1988). Falls by elderly peopleat home: prevalence and associated factors. Age Ageing, 17 (6), 365-372.

14. E.Bergeron,J.Clement,A.Lavoieetal.(2006). A simple fall in the elderly: not so simple. Journalof Trauma and Acute Care Surgery, 60 (2), 268-273.

15. KarenL.Perell,AudreyNelson,RonaldL.Goldmanetal.(2001). Fall Risk Assessment Measures: An Analytic Review. JournalofGerontology:MEDICAL SCIENCES, , Vol. 56A, No. 12, M761–M766.

16. B.S.Shumway-CookA,WoollacottMH.(2000). Predicting the probability for falls in community- dwelling older adults using the Timed Up & Go Test. Phys Ther, 80:896–903.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Đặng Khiêm -, Đặng Thị Xuân, & Vũ Thị Thanh Huyền. (2023). Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (96), 92–98. https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.144

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả