Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và một số thông số siêu âm Doppler trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới

Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Hưng Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì
  • Nguyễn Xuân Thanh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Đặng Thị Việt Hà Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Thị Thanh Huyền Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Phạm Thắng Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh thường gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ ngày càng gia tăng theo tuổi. Tại Việt Nam chưa có nhiều báo cáo về suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới trên người cao tuổi.

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và một số thông số siêu âm Doppler trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được khám và chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong thời gian từ 3/2011 đến 7/2011.

Kết quả: Thời gian dòng chảy ngược, chỉ số dòng chảy ngược, phần trăm kích thước tĩnh mạch tăng thêm và giai đoạn lâm sàng của bệnh có mối tương quan tỷ lệ thuận với hệ số tương quan tương ứng là 0,957; 0,922 và 0,706. Tỷ lệ phần trăm kích thước tĩnh mạch tăng thêm càng lớn (tĩnh mạch càng dãn) thì thời gian dòng chảy ngược và chỉ số dòng chảy ngược càng tăng và ngược lại, với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,739 và r = 0,780.

Kết luận: Phân loại lâm sàng có mối liên quan tỷ lệ thuận với một số thông số siêu âm Doppler trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.

Từ khóa: Suy tĩnh mạch mạn tính, lâm sàng.

Tài liệu tham khảo

1. Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Anh (2004), “Sinh lý bệnh vi tuần hoàn”, Sinh lý bệnh. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr. 178-201.

2. Cao Văn Thịnh, Cao Văn Tần (1998), “Khảo sát tình hình phình dãn tĩnh mạch chi dưới ở người lớn hơn 50 tuổi tại TP Hồ Chí Minh”, Báo cáo tại Hội thảo về bệnh lý tĩnh mạch 1998.

3. Lê Nữ Hoà Hiệp (2010), “Nhận diện bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính tại nhà thuốc”, Báo cáo sinh hoạt khoa học, Hà Nội, tr. 1-12.

4. Labropoulos N, Tassiopoulos AK, Kang SS, Mansour MA, Littooy FN, Baker WH (2000), “Prevalence of deep venous refluX in patients with primary superficial vein incompetence”, J Vasc Surg, 32pp. 663-8.

5. Weingrarten M.S, Et Al (2000), “Distribution and quantification of venous reflex in lower extremity chronic venous stasis disease with duplex scanning”, Journal ofvascular surgery, 18(5), pp. 753-759.

6. Nguyễn Xuân Mến (1998), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và huyết động tĩnh mạch chi dưới bằng siêu âm Doppler màu ở người bệnh suy tĩnh mạch mãn tính”, Luận văn Thạc sĩ Y học, tr. 4-14

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Xuân Thanh, Đặng Thị Việt Hà, Vũ Thị Thanh Huyền, & Phạm Thắng. (2016). Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và một số thông số siêu âm Doppler trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 145–151. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/506

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả