Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất trước và sau điều trị đốt điện bằng bộ câu hỏi ASTA

Các tác giả

  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Chí Hướng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Tóm tắt

Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là rối loạn tim nhịp thường gặp, gây triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) bệnh nhân. Triệt đốt cơn tim nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông (đốt điện) là phương pháp điều trị được lựa chọn hiện nay bởi nhiều ưu điểm: điều trị mang tính triệt để, tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ biến chứng thấp.

Mục đích: Đánh giá sự thay đổi CLCS ở bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất trước và sau khi được điều trị đốt điện.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc hiệu quả điều trị. Bệnh nhân được chẩn đoán NNKPTT, được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị đốt điện tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 9/2014 đến tháng 11/2014. CLCS được đánh giá bằng bộ câu hỏi chuyên dụng ASTA (Arrhythmia-Specific questionnaire in Tachycardia and Arrhythmia) tại 2 thời điểm: trước và sau điều trị đốt điện 6 tháng.

Kết quả: 41 bệnh nhân nghiên cứu với 13 nam và 28 nữ, tuổi trung bình 45,6 ± 15,8 năm. Sau điều trị đốt điện, tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng và sự ảnh hưởng của NNKPTT đến các hoạt động thể chất, tinh thần giảm rõ rệt. Có sự cải thiện chất lượng cuộc sống qua đánh giá bằng thang điểm ASTA, cụ thể: trước điều trị đốt điện, điểm ASTA về CLCS là 12,2 ± 4,1, sau 6 tháng: 3,4 ± 4,4 (p < 0,05).

Kết luận: Có sự cải thiện về gánh nặng triệu chứng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân NNKPTT sau khi được triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông.

Tài liệu tham khảo

1. Leonard I. Ganz and Peter L. Friedman (1995), Supraventricular tachycardia, New England journal of medicine. Jan. 19, 1995, p. 162-174.

2. Nguyễn Lân Việt (2003), Điều trị một số rối loạn nhịp tim thường gặp, Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học Hà Nội. p. 194-199.

3. Steven R. Lowenstein, Blair D. Halperin and Micheal J. Reiter, (1996), tachycardias. The Journal of Emergency Medicine, 14(1): p. 39-51.

ParoXysmal supraventricular

4. John A. Kastor (2000), Supraventricular Tachyarrhythmias, Arrhythmias, W.P. Saunders publishing company. p. 198-269.

5. Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Quốc Khánh và Trần Văn Đồng (2008), Nghiên cứu hiệu quả điều trị một số rối loạn nhịp thất bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tạp chí Y học thực hành, (1), p. 92-93.

6. Phạm Quốc Khánh (2001), Nghiên cứu điện sinh lý học tim qua đường mạch máu trong chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.

7. Ulla Walfridsson (2011), Assessing Symptom Burden and Health-Related Quality of Life in patients living with arrhythmia and ASTA: Arrhythmia-Specific questionnaire in Tachycardia and Arrhythmia, Linköping.

8. Ulla Walfridsson (2012), Kristofer Arestedt and Anna Stromberg (2012), Development and validation of a new Arrhythmia-Specific questionnaire in Tachycardia and Arrhythmia (ASTA) with focus on symptom burden. Health Qual Life Outcome, 10(44).

9. Leonardo A. Orejarena et al (1998), ParoXysmal Supraventricular Tachycardia in the General Population. JACC, 31(1), p. 150-157.

10. Phan Đình Phong (2005), Nghiên cứu điện tâm đồ bề mặt và trong buồng tim của cơn tim nhanh vào lại nút nhĩ thất và vào lại nhĩ thất. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

11. Murali N. Bathina et al (1998), Radiofrequency catheter ablation versus Medical therapy for inital treatment of supraventricular tachycardia and its impact on quality of life and healthcare costs. The American Journal of Cardiology , 82(5), p. 589-593

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Phan Đình Phong, & Lê Chí Hướng. (2016). Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất trước và sau điều trị đốt điện bằng bộ câu hỏi ASTA. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 105–111. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/502

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>