Đau ngực có luôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cơ tim phì đại?

Các tác giả

  • Võ Duy Văn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Bùi Anh Thông Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Văn Phúc Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đoàn Tuấn Vũ Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Minh Tuấn Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.472

Từ khóa:

bệnh cơ tim phì đại, viêm cơ tim ở bệnh cơ tim phì đại

Tóm tắt

    Bệnh cơ tim phì đại là bệnh lý cơ tim di truyền, đa dạng về biểu hiện lâm sàng, cấu trúc tim và diễn biến tự nhiên của bệnh. Triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại cần phải được chẩn đoán chính xác đặc biệt là xác định mối liên quan với tình trạng tắc nghẽn đường ra thất trái. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng bệnh cơ tim phì đại vào viện trong bệnh cảnh đau ngực trái kèm xét nghiệm men tim Troponin siêu nhạy tăng, nhưng kết quả siêu âm tim lúc nghỉ chỉ hẹp nhẹ đường ra thất trái. Liệu tổn thương cơ tim ở bệnh nhân này do chênh áp đường ra thất trái tăng cao khi gắng sức, do bệnh lý mạch vành, hay các rối loạn nhịp thất gây mất cân bằng cung – cầu oxy cơ tim. Bệnh nhân được tiến hành chụp MSCT động mạch vành, MRI cơ tim, holter điện tâm đồ 24h. Kết quả ngấm thuốc thì muộn trên phim MRI tim, trong khi mức chênh áp đường ra thất trái và cung lượng tim của bệnh nhân không bị ảnh hưởng đáng kể, kết hợp phản ứng viêm tăng, gợi ý tình trạng viêm cơ tim. Như vậy, tình trạng đau ngực không phải luôn luôn là chỉ dấu cho chênh áp cao đường ra thất trái ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại.

Tài liệu tham khảo

Soler R, Méndez C, Rodríguez E, Barriales R, Ochoa JP, Monserrat L. Phenotypes of hypertrophic cardiomyopathy. An illustrative review of MRI findings. Insights Imaging. 2018; 9(6): 1007-1020.

Burke MA, Cook SA, Seidman JG, Seidman CE. Clinical and Mechanistic Insights into the Genetics of Cardiomyopathy. J Am Coll Cardiol. 2016;68(25):2871-2886.

Reversible transition from a hypertrophic to a dilated cardiomyopathy - Spillmann - 2016 - ESC Heart Failure - Wiley Online Library. Accessed December 19, 2021. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ehf2.12072 https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ehf2.12072">

Semsarian C, CSANZ Genetics Council Writing Group. Update on the Diagnosis and Management of Hypertrophic Cardiomyopathy. Heart Lung Circ. 2018; 27(3): 276-279.

Fung G, Luo H, Qiu Y, Yang D, McManus B. Myocarditis. Circ Res. 2016; 118(3): 496 - 514.

Morimoto S ichiro, Kato S, Hiramitsu S, et al. Role of myocardial interstitial edema in conduction disturbances in acute myocarditis. Heart Vessels. 2006; 21(6): 356-360.

Transient Ventricular Wall Thickening in Acute Myocarditis. Accessed December 13, 2021. https://www.jstage.jst.go.jp/article/jcj/65/10/65_10_863/_article https://www.jstage.jst.go.jp/article/jcj/65/10/65_10_863/_article">

T Hori, H Fujiwara, M Tanaka, M Matsuda, M Suoh. Idiopathic giant cell myocarditis accompanied by asymmetric septal hypertrophy. Jpn Circ J. 1987 Feb;51(2):153-6.

Takata Y, Teraoka K, Abe M, et al. Sudden Cardiac Death from Hypertrophic Cardiomyopathy and Acute Idiopathic (Fiedler’s) Myocarditis: Autopsy Report. Intern Med. 1993 ;32(10): 815-819.

Z. Fisher D, G. DiSalvo T, Dec GW, W. DeSanctis R. Transient left ventricular aneurysm in a patient with hypertrophic cardiomyopathy and myocarditis. Clin Cardiol. 1993;16(3):253-256.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-05-2023

Cách trích dẫn

Võ, D. V., Bùi, A. T., Đặng, V. P., Đoàn, T. V., & Phạm, M. T. (2023). Đau ngực có luôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cơ tim phì đại?. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (105), 81–84. https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.472

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả